Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Khá Nhờ Trồng Lúa Nhật Ở An Giang

Nông Dân Khá Nhờ Trồng Lúa Nhật Ở An Giang
Publish date: Tuesday. April 16th, 2013

Thực hiện mô hình liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp trong việc sản xuất lúa Nhật, nhiều nông dân phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên - An Giang) đã cải thiện kinh tế gia đình và vươn lên khá giả. Hàng năm, Tổ hợp tác sản xuất lúa Nhật cung cấp cho công ty thu mua hơn 500 tấn lúa giống và thương phẩm, thu về lợi nhuận trên 4,5 tỷ đồng.

Năm 2000, Công ty Liên doanh Angimex - Kitoku mở rộng diện tích sản xuất lúa Nhật tại phường Mỹ Hòa, Hội Nông dân phường đã vận động nông dân tham gia. Do thời gian đầu nông dân còn e ngại với loại hình hợp tác sản xuất nên chỉ trồng thử 12 héc-ta trong vụ đông xuân. Sau đó, nhận thấy mô hình sản xuất khá hiệu quả, công ty đảm bảo uy tín chất lượng, nông dân mới mạnh dạn gieo trồng. Đến nay, Tổ hợp tác sản xuất lúa Nhật có 38 hội viên, sản xuất 125 héc-ta trong 2 vụ chính là đông xuân và hè thu. Bà Nguyễn Thị Bích Phượng, Chủ tịch Hội Nông dân phường Mỹ Hòa cho biết, với nền tảng các tổ hợp tác kinh tế nên khi bắt tay vào sản xuất lúa Nhật, nông dân có nhiều thuận lợi trong các khâu, như: Bơm nước tưới tiêu, xuống giống đồng loạt, gia cố đê bao, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất… Do vậy, đã giảm chi phí trong chăm sóc lúa và thu hoạch, đồng thời chất lượng sản phẩm và năng suất lúa Nhật cũng như các giống lúa thường đều tăng.

Nông dân Trần Thanh Hải, ngụ khóm Tây Khánh 6, phường Mỹ Hòa, chia sẻ: “Tôi rất mê trồng lúa Nhật do có đầu ra ổn định, tùy theo giá cả thị trường mỗi năm, đầu vụ công ty định giá, nông dân chịu thì đăng ký trồng, sản xuất ra bao nhiêu công ty cũng thu mua hết nên tôi rất an tâm. Suốt 7 năm trồng lúa, tôi không bao giờ thua lỗ, chủ yếu là nắm vững kỹ thuật và chịu khó chăm sóc cây lúa thường xuyên là lúa đạt năng suất cao”. Không chỉ riêng gì anh Hải, mà các nông dân khác cũng phấn khởi khoe “thành tích” của mình. Anh Nguyễn Trí Cường, ngụ cùng khóm cho biết, với 8 công đất (tầm cắt), anh chỉ chuyên trồng lúa giống Nhật loại Hana, mùa trước anh thu hoạch đạt năng suất 900 kg/công, bán với giá 11.500 đồng/kg, trừ chi phí sản xuất, anh còn lời trung bình 5 triệu đồng/công, gấp 2 lần so với trồng các giống lúa thường.

Tuy trồng lúa Nhật năng suất cao, giá cả ổn định và luôn cao hơn lúa thường từ 3.000 đồng trở lên, nhưng chi phí sản xuất lúa cũng tăng theo. Chị Nguyễn Quí Trinh, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất lúa Nhật cho biết, lúa Nhật cứng cây, ít đổ ngã, ít nhiễm các loại sâu bệnh như rầy nâu hay đạo ôn, nhưng việc chăm sóc cây lúa đòi hỏi cao mới đảm bảo yêu cầu sản phẩm từ phía công ty. Nông dân tốn nhiều phân bón và công chăm sóc hơn. Chẳng hạn, nếu trồng lúa lương thực, nông dân có thể sạ hàng, còn trồng lúa giống phải gieo cấy lúa và khử lẫn 3 lần trong suốt thời gian sinh trưởng từ 95 – 100 ngày, các khâu cắt lúa và phơi sấy cũng đòi hỏi kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Do vậy, chi phí sản xuất cao hơn so với sản xuất lúa giống, nhưng bù lại được giá cao và ổn định nên nông dân vẫn mặn mà với các giống lúa Nhật quen thuộc như Hana, Koshi, Akita, Kinu…

Nhận thấy, đây là mô hình làm ăn hiệu quả nên Hội Nông dân phường phối hợp Hội Nông dân TP. Long Xuyên và Hội Nông dân tỉnh tranh thủ nguồn hỗ trợ từ trung ương, giúp cho 33 hộ nông dân vay vốn ưu đãi, với tổng số tiền 671 triệu đồng. Với sự hỗ trợ trên, nhiều nông dân đã có nguồn vốn để mua các loại vật tư, phân bón mà không phải chịu lãi suất cao, đầu tư mua các trang thiết bị phục vụ sản xuất, thuê thêm đất của các hộ xung quanh để nhân rộng mô hình. Với cách thức làm ăn liên kết bền chặt giữa nông dân và doanh nghiệp đã tạo ra nhiều cơ hội cải thiện kinh tế gia đình cho các hộ nông dân.


Related news

Trồng Thành Công Giống Dừa Sáp Trên Đất Mặn Trồng Thành Công Giống Dừa Sáp Trên Đất Mặn

Hiện ông Huỳnh Văn Giã đã trồng thành công giống dừa sáp trên đất mặn, 40 gốc dừa sáp đã cho trái. Mỗi trái dừa sáp bán ra thị trường giá từ 60-80 ngàn đồng, đầu ra khá ổn định.

Monday. March 17th, 2014
Năm Căn (Cà Mau) Triển Khai Đề Án Nâng Cao Chất Lượng Tôm Giống Năm Căn (Cà Mau) Triển Khai Đề Án Nâng Cao Chất Lượng Tôm Giống

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong quy hoạch vùng sản xuất và làm thế nào để nâng cao chất lượng tôm giống là hai vấn đề được nhiều đại biểu hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển tập trung thảo luận tại hội nghị triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống địa bàn tỉnh Cà Mau, do Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức tại huyện Năm Căn vào ngày 14/3.

Monday. March 17th, 2014
Để Tôm Nhỏ Được Sống Để Tôm Nhỏ Được Sống

Nếu có dịp đi bất cứ chợ nào, từ thành phố Huế đến các huyện, vùng nông thôn chúng ta sẽ thấy ở đâu cũng có bán tôm đánh bắt tự nhiên từ đầm phá. Nhưng nếu quan sát kỹ hơn, loại tôm nhỏ hoặc cực nhỏ bao giờ cũng chiếm số lượng lớn.

Monday. March 17th, 2014
Đồng Nai Dập Nhanh 2 Điểm Xuất Hiện Dịch Cúm Gia Cầm Đồng Nai Dập Nhanh 2 Điểm Xuất Hiện Dịch Cúm Gia Cầm

Chiều 18-2, UBND tỉnh Đồng Nai đã có cuộc họp khẩn cấp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT), cùng các sở, ngành, địa phương về tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Thursday. February 20th, 2014
Trồng Môn Sáp Vàng Một Ha Lời Từ 50 - 60 Triệu Đồng/vụ Trồng Môn Sáp Vàng Một Ha Lời Từ 50 - 60 Triệu Đồng/vụ

Mặc dù không bị lỗ, nhưng sau khi trừ mọi chi phí, lợi nhuận người trồng môn thu được chỉ đạt khoảng 50-60 triệu đồng/ha, giảm khoảng 30 triệu đồng so với năm ngoái.

Thursday. February 20th, 2014