Nông dân áp dụng phương thức sản xuất đa dạng các loại giống cây màu

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải, đến đầu tháng 8/2015, nông dân đã thu hoạch được 3.284ha. Một số loại cây màu có năng suất khá như: Bắp đã thu hoạch 88/149ha, năng suất bình quân 7,7 tấn/ha, ớt đã thu hoạch 90/108ha, năng suất bình quân đạt 24 tấn/ha, dưa hấu thu hoạch 1.077/1.090ha, năng suất bình quân 34 tấn/ha.
Theo nông dân, tuy một số loại màu có giá không ổn định, song vẫn có thu nhập cao hơn so với sản xuất cây lúa. Mặt khác, nông dân luân canh được nhiều vụ màu/năm, góp phần tăng giá trị thu nhập trên cùng đơn vị diện tích đất sản xuất.
Việc nông dân huyện Duyên Hải đa dạng giống cây màu để sản xuất như hiện nay đang được các nhà chuyên môn khuyến cáo. Vì phương thức này sẽ hạn chế được rủi ro đối với trường hợp dội chợ hoặc cung vượt cầu.
Related news

Một số người đang tìm kiếm sản phẩm thay thế hoặc đợi giá xuống thấp. Trong khi chuỗi nhà hàng lớn có thể bỏ các món liên quan đến tôm hùm thì các nhà hàng nhỏ tìm kiếm các cách “sáng tạo” từ loài này.

Theo khảo sát, 75,1% người tiêu dùng ăn hải sản không vì thích mà do giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, các sản phẩm thủy sản nên nhấn mạnh đến chức năng dinh dưỡng. Angels Segura, phụ trách lĩnh vực thủy sản của AECOC, khuyến khích tập trung vào sự hấp dẫn và dễ nấu của các sản phẩm thủy sản.

Cà Mau là tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Tuy nhiên, theo khảo sát, sau thu hoạch tôm nuôi hầu hết sản phẩm đều bán qua thương lái thu gom. Sau đó thương lái mới bán lại cho doanh nghiệp với giá cao hơn để hưởng chênh lệch giá.

Với lợi thế về diện tích mặt nước rộng, những năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản ở Đắk Lắk đã có những bước phát triển khá mạnh theo hướng công nghiệp. Điều này đã tạo ra hướng phát triển mới cho ngành thủy sản của tỉnh. Tuy nhiên nhiều hệ lụy sẽ phát sinh nếu phát triển ồ ạt….

Anh Nguyễn Anh Dũng, ấp Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau có 5 vụ nuôi thành công từ việc nuôi ghép cá phi với tôm sú và thẻ chân trắng. Mô hình này giải quyết được môi trường vùng nuôi, nâng cao năng suất tôm nuôi, được nông dân nuôi tôm công nghiệp (NTCN) lân cận trong xã áp dụng và thành công.