Home / Tin tức / Tin thủy sản

Nông dân Ấn Độ trồng thảo dược trên bờ ao để nuôi cá

Nông dân Ấn Độ trồng thảo dược trên bờ ao để nuôi cá
Author: Tribuneindia
Publish date: Tuesday. December 10th, 2019

Người nuôi cá ở Punjab, Ấn Độ đang sử dụng những loại thảo dược từ nguyên liệu sẵn có là tỏi, gừng và lô hội để sử dụng chúng bổ sung vào thức ăn cá và cũng để cải thiện giá trị dinh dưỡng cho cá.

Trồng tỏi trên bờ ao nuôi cá. Ảnh minh họa: garlicmatters

Nông dân Ấn Độ trồng tỏi, gừng và lô hội trên bờ ao của họ, những cây này vừa phục vụ để tiêu thụ và cũng để cải thiện giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho cá.

Trong Y học dân gian đã nói về giá trị tăng cường sức khỏe của các loại thảo dược và hiện nay các chuyên gia thủy sản cũng đang ứng dụng những tính chất này trên cá. Theo các chuyên gia, một phần của các cây này được sử dụng ở dạng bột giúp cải thiện chất lượng thức ăn cho cá.

Jasvir Singh trồng tỏi trên bờ ao cá của mình. Ảnh Tribune

Jasvir Singh, một người nuôi cá ở Khanna, trồng tỏi trên bờ ao cá của ông ở làng Karodian. Tỏi được trồng mà không sử dụng bất kỳ hóa chất nào, vì thế đây là tỏi hữu cơ. Ông sử dụng bột tỏi để nuôi cá của mình. Jasvir cho biết: “Tôi cho thêm khoảng 20g bột tỏi vào 1kg thức ăn cho cá. Nó khiến sức khỏe cá tốt hơn có nghĩa là chất lượng thịt cá tốt hơn”.

Theo các chuyên gia, việc bổ sung thức ăn cho cá với các thành phần thảo dược như tỏi, lô hội, ashwagandha (Sâm Ấn Độ) và gừng giúp nâng cao chất lượng thịt cá. Một hỗn hợp này ở dạng bột được bổ sung vào thức ăn cho cá. Khoảng 10-20 gm bột thảo dược này được thêm vào 1 kg thức ăn cho cá.

Tiến sĩ Meera D Ansal, Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản, Đại học Thú y Guru Angad Dev (GADVASU), Ludhiana cho biết: “Những cây này là những chất tăng trưởng kích thích miễn dịch tự nhiên. Các chất này giúp phát triển sức đề kháng của cá đối với các bệnh khác nhau. Chúng cũng nâng cao chất lượng thịt cá về mặt dinh dưỡng protein. Bên cạnh đó, các chất này hiệu quả về mặt chi phí, thân thiện với môi trường và hầu như không có tác dụng phụ”.

Theo Tiến sĩ Ansal, thịt của cá được cho ăn bằng các chất kích thích miễn dịch tự nhiên mùi vị không khác với thịt cá “thông thường”. Tuy nhiên, chất lượng thịt của cá dùng thức ăn thảo dược này tốt hơn nhiều.

Các chuyên gia Đại học Thú y Guru Angad Dev cho biết: Người nuôi cá ở Punjab đang nhanh chóng áp dụng những ý tưởng dễ thực hiện như vậy. Hiệp hội người nuôi cá khuyến khích người nuôi áp dụng các thực hành mới và đổi mới trong việc nuôi cá.

Thúc đẩy tăng trưởng tự nhiên:

Theo các chuyên gia, bổ sung thức ăn cho cá với các thành phần thảo dược như tỏi, nha đam, nhân sâm Ấn (Withania somnifera), me rừng và gừng giúp nâng cao chất lượng thịt cá.

Một hỗn hợp này ở dạng bột bổ sung vào thức ăn cá với liều lượng 10-20g cho 1 kg thức ăn cho cá ăn.


Related news

Nuôi thủy sản theo chuỗi không lo đầu ra Nuôi thủy sản theo chuỗi không lo đầu ra

Gần đây, lĩnh vực này đang được phát triển theo hướng liên kết chuỗi từ SX đến tiêu thụ, mang lại lợi nhuận và bình ổn đầu ra cho sản phẩm.

Monday. March 12th, 2018
Ngành tôm năm 2018: Mũi nhọn công nghệ Ngành tôm năm 2018: Mũi nhọn công nghệ

Kế hoạch ngành tôm năm 2018: Diện tích thả nuôi 800.000 đến 1 triệu ha, tập trung chủ yếu ở ĐBSCL; nhu cầu con giống là 130 tỷ con

Monday. March 12th, 2018
Lưu ý sử dụng vôi trong nuôi thủy sản Lưu ý sử dụng vôi trong nuôi thủy sản

Vôi là một trong những chất dùng để xử lý môi trường khá rẻ tiền, có nhiều tác dụng và hiệu quả cũng rất cao.

Tuesday. March 13th, 2018
Lưu ý khi sử dụng vôi và hóa chất cho ao nuôi Lưu ý khi sử dụng vôi và hóa chất cho ao nuôi

Bón vôi nhiều ở những vùng trũng của đáy ao, nơi có nhiều phèn. Rải vôi đều khắp mặt ao, bờ ao. Có thể cày bừa đáy ao để vôi ngấm sâu vào đất giúp diệt khuẩn

Tuesday. March 13th, 2018
Lần đầu tiên nuôi cá chạch thành công nhờ lão nông Đậu Tiến Sỹ Lần đầu tiên nuôi cá chạch thành công nhờ lão nông Đậu Tiến Sỹ

Lão nông Đậu Tiến Sỹ ở xóm Quỳnh Lưu, xã Tân An, huyện Tân Kỳ triển khai mô hình nuôi cá chạch đồng trên 3 sào ruộng, bước đầu cho thấy hiệu quả.

Tuesday. March 13th, 2018