Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗi Lo Chất Lượng Tàu Cá

Nỗi Lo Chất Lượng Tàu Cá
Publish date: Friday. November 1st, 2013

Chỉ 799 tàu cá công suất từ 20 CV trở lên, trong đó 221 chiếc đánh bắt xa bờ, thế nhưng hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân Đà Nẵng năm nào cũng xảy ra sự cố, không ít người phải nằm lại với biển. Làm gì để tàu cá và ngư dân an toàn?

Năm 2012, bão không thật dữ dằn, song thiệt hại của ngư dân Đà Nẵng không hề nhỏ, với 25 vụ tàu cá gặp sự cố trên biển, trong đó 13 trường hợp hỏng máy, 12 trường hợp tai nạn thuyền viên, 7 người chết và mất tích, 5 người bị thương, 1 tàu chìm, 12 chiếc hư hỏng, thiệt hại về vật chất khoảng 5 tỷ đồng. Đợt bão số 11 vừa qua, trước khi bão đổ bộ vào đất liền, tàu thuyền của ngư dân Đà Nẵng đã vào nơi neo trú đúng quy định, thế nhưng vẫn có 1 chiếc chìm, hơn 10 chiếc hư hỏng. Nếu không có sự cứu hộ, cứu nạn kịp thời, hiệu quả của Bộ đội Biên Phòng, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn hàng hải khu vực 2, Hải quân thì thiệt hại không dừng lại ở con số nêu trên.

Tại sao hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân Đà Nẵng hay gặp sự cố trên biển? Không ít cuộc họp đã nêu thực trạng này, phân tích mổ xẻ, xác định nguyên nhân và đều cho rằng: Bên cạnh sự khốc liệt của bão tố thì chất lượng tàu thuyền không bảo đảm, khả năng ứng phó với sự cố của ngư dân còn hạn chế, thiếu trang thiết bị cứu sinh... là nguyên nhân dẫn đến sự cố liên tục xảy ra.

Trước hết, nói về chất lượng tàu thuyền. Tàu cá của Đà Nẵng không nhiều (chỉ bằng một huyện của tỉnh Quảng Ngãi), công suất nhỏ, hạ thủy đã lâu, máy móc, khung vỏ và trang thiết bị xuống cấp khá nghiêm trọng (chỉ khoảng 20 chiếc hạ thủy gần đây công suất lớn, chất lượng bảo đảm). Vẫn biết, hằng năm tàu thuyền lên đà sửa chữa, song ít khi sửa chữa lớn máy chính (máy đẩy).

Ông Phạm Ngọc Anh, Trưởng phòng Đăng kiểm thuộc Chi cục Thủy sản cho biết: Hầu như không tàu cá nào lắp đặt máy thủy mới mà đa số lắp máy điện, máy xe hoạt động trên đất liền. Các loại máy này khi đưa xuống tàu phải lắp hộp số, hệ thống làm mát theo kiểu độ gá nên không đồng bộ. Hơn nữa, máy lắp trên tàu cá đa số đã qua sử dụng, chất lượng không thật bảo đảm. Trong khi hoạt động đánh bắt hải sản đòi hỏi máy nổ liên tục có khi hàng tuần chưa nghỉ, độ mài mòn cơ học lớn, các bộ phận liên quan không đồng bộ, hư hỏng khó tránh khỏi.

Trong lúc đó, máy lắp đặt trên tàu cá, ngư dân thường hư đâu sửa đó theo kiểu chắp vá. Đến khi quá rệu rã không thể hoạt động được nữa mới thay máy khác. Bên cạnh đó, trình độ sử dụng, ý thức trách nhiệm của ngư dân trong bão dưỡng máy móc cũng rất hạn chế. Đúng ra, sau mỗi chuyến biển phải lau rửa các bầu lọc, xả cặn tại các thùng đựng dầu. Thế nhưng, hầu hết thợ máy không quan tâm đến công việc này. Nhiều sự cố xảy ra ít nghiêm trọng song khả năng xử lý của ngư dân hạn chế, từ đó chấp nhận thả trôi tàu, gọi điện cấp cứu về đất liền.

Mặc dù có sự hỗ trợ không nhỏ từ cơ quan chức năng, thế nhưng hiện tại đa số tàu cá của Đà Nẵng thiếu các thiết bị bắt buộc như bình chữa cháy CO2 và phao cứu sinh. Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn trên sông (PCCC&CHCNTS) thuộc Sở PCCC vừa tiến hành kiểm tra, kiểm soát hàng trăm tàu cá đã phát hiện nhiều tàu không có bình cứu hỏa và phao cứu sinh theo quy định. Cụ thể như tàu ĐNa 90029 TS của ông Mai Đăng Nhứt, ở tổ 23, phường An Hải Bắc (quận Sơn Trà) không có bình chữa cháy, thiếu 4 áo phao cứu sinh, 2 bình gas để sát hầm chứa dầu; tàu ĐNa 90529 TS của ông Phạm Hừng, ở phường An Hải Tây (quận Sơn Trà) không có bình chữa cháy và không có phao cứu sinh…

Làm gì để không xảy ra các sự cố mất an toàn tàu cá và ngư dân khi hoạt động trên biển? Trước hết, trách nhiệm thuộc về ngư dân. Bên cạnh việc sản xuất, ngư dân phải không ngừng học tập để tự nâng cao trình độ, năng lực sử dụng và ứng phó với tình huống xảy ra. Với cơ quan chức năng, khâu đăng kiểm tàu cá vô cùng quan trọng, bởi sự an toàn của tàu phụ thuộc rất lớn từ hoạt động này. Đăng kiểm theo kiểu qua loa, chiếu lệ, nể nang, không đến nơi đến chốn, không kiên quyết, triệt để, hậu quả sẽ khó lường. Hiện nay, 196 tàu cá chưa đăng kiểm, trách nhiệm không ai khác là Chi cục Thủy sản. Ai chịu trách nhiệm khi các tàu chưa đăng kiểm này hư hỏng bị chìm khi đang hoạt động trên biển? Cùng theo đó, Phòng Cảnh sát PCCC&CHCNTS - đơn vị có chức năng bảo đảm an toàn các phương tiện thủy cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát để nâng cao chất lượng tàu cá…Chỉ 799 tàu cá công suất từ 20 CV trở lên, trong đó 221 chiếc đánh bắt xa bờ, thế nhưng hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân Đà Nẵng năm nào cũng xảy ra sự cố, không ít người phải nằm lại với biển. Làm gì để tàu cá và ngư dân an toàn?

Năm 2012, bão không thật dữ dằn, song thiệt hại của ngư dân Đà Nẵng không hề nhỏ, với 25 vụ tàu cá gặp sự cố trên biển, trong đó 13 trường hợp hỏng máy, 12 trường hợp tai nạn thuyền viên, 7 người chết và mất tích, 5 người bị thương, 1 tàu chìm, 12 chiếc hư hỏng, thiệt hại về vật chất khoảng 5 tỷ đồng. Đợt bão số 11 vừa qua, trước khi bão đổ bộ vào đất liền, tàu thuyền của ngư dân Đà Nẵng đã vào nơi neo trú đúng quy định, thế nhưng vẫn có 1 chiếc chìm, hơn 10 chiếc hư hỏng. Nếu không có sự cứu hộ, cứu nạn kịp thời, hiệu quả của Bộ đội Biên Phòng, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn hàng hải khu vực 2, Hải quân thì thiệt hại không dừng lại ở con số nêu trên.

Tại sao hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân Đà Nẵng hay gặp sự cố trên biển? Không ít cuộc họp đã nêu thực trạng này, phân tích mổ xẻ, xác định nguyên nhân và đều cho rằng: Bên cạnh sự khốc liệt của bão tố thì chất lượng tàu thuyền không bảo đảm, khả năng ứng phó với sự cố của ngư dân còn hạn chế, thiếu trang thiết bị cứu sinh... là nguyên nhân dẫn đến sự cố liên tục xảy ra.

Trước hết, nói về chất lượng tàu thuyền. Tàu cá của Đà Nẵng không nhiều (chỉ bằng một huyện của tỉnh Quảng Ngãi), công suất nhỏ, hạ thủy đã lâu, máy móc, khung vỏ và trang thiết bị xuống cấp khá nghiêm trọng (chỉ khoảng 20 chiếc hạ thủy gần đây công suất lớn, chất lượng bảo đảm). Vẫn biết, hằng năm tàu thuyền lên đà sửa chữa, song ít khi sửa chữa lớn máy chính (máy đẩy).

Ông Phạm Ngọc Anh, Trưởng phòng Đăng kiểm thuộc Chi cục Thủy sản cho biết: Hầu như không tàu cá nào lắp đặt máy thủy mới mà đa số lắp máy điện, máy xe hoạt động trên đất liền. Các loại máy này khi đưa xuống tàu phải lắp hộp số, hệ thống làm mát theo kiểu độ gá nên không đồng bộ. Hơn nữa, máy lắp trên tàu cá đa số đã qua sử dụng, chất lượng không thật bảo đảm. Trong khi hoạt động đánh bắt hải sản đòi hỏi máy nổ liên tục có khi hàng tuần chưa nghỉ, độ mài mòn cơ học lớn, các bộ phận liên quan không đồng bộ, hư hỏng khó tránh khỏi.

Trong lúc đó, máy lắp đặt trên tàu cá, ngư dân thường hư đâu sửa đó theo kiểu chắp vá. Đến khi quá rệu rã không thể hoạt động được nữa mới thay máy khác. Bên cạnh đó, trình độ sử dụng, ý thức trách nhiệm của ngư dân trong bão dưỡng máy móc cũng rất hạn chế. Đúng ra, sau mỗi chuyến biển phải lau rửa các bầu lọc, xả cặn tại các thùng đựng dầu. Thế nhưng, hầu hết thợ máy không quan tâm đến công việc này. Nhiều sự cố xảy ra ít nghiêm trọng song khả năng xử lý của ngư dân hạn chế, từ đó chấp nhận thả trôi tàu, gọi điện cấp cứu về đất liền.

Mặc dù có sự hỗ trợ không nhỏ từ cơ quan chức năng, thế nhưng hiện tại đa số tàu cá của Đà Nẵng thiếu các thiết bị bắt buộc như bình chữa cháy CO2 và phao cứu sinh. Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn trên sông (PCCC&CHCNTS) thuộc Sở PCCC vừa tiến hành kiểm tra, kiểm soát hàng trăm tàu cá đã phát hiện nhiều tàu không có bình cứu hỏa và phao cứu sinh theo quy định. Cụ thể như tàu ĐNa 90029 TS của ông Mai Đăng Nhứt, ở tổ 23, phường An Hải Bắc (quận Sơn Trà) không có bình chữa cháy, thiếu 4 áo phao cứu sinh, 2 bình gas để sát hầm chứa dầu; tàu ĐNa 90529 TS của ông Phạm Hừng, ở phường An Hải Tây (quận Sơn Trà) không có bình chữa cháy và không có phao cứu sinh…

Làm gì để không xảy ra các sự cố mất an toàn tàu cá và ngư dân khi hoạt động trên biển? Trước hết, trách nhiệm thuộc về ngư dân. Bên cạnh việc sản xuất, ngư dân phải không ngừng học tập để tự nâng cao trình độ, năng lực sử dụng và ứng phó với tình huống xảy ra. Với cơ quan chức năng, khâu đăng kiểm tàu cá vô cùng quan trọng, bởi sự an toàn của tàu phụ thuộc rất lớn từ hoạt động này. Đăng kiểm theo kiểu qua loa, chiếu lệ, nể nang, không đến nơi đến chốn, không kiên quyết, triệt để, hậu quả sẽ khó lường. Hiện nay, 196 tàu cá chưa đăng kiểm, trách nhiệm không ai khác là Chi cục Thủy sản. Ai chịu trách nhiệm khi các tàu chưa đăng kiểm này hư hỏng bị chìm khi đang hoạt động trên biển? Cùng theo đó, Phòng Cảnh sát PCCC&CHCNTS - đơn vị có chức năng bảo đảm an toàn các phương tiện thủy cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát để nâng cao chất lượng tàu cá…


Related news

Sung Túc Nhờ Bồ Câu Pháp Sung Túc Nhờ Bồ Câu Pháp

Sau khi thôi giữ chức Phó chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Thọ Sơn (Bù Đăng - Bình Phước), ông Võ Xuân Cung thấy mình không kham nổi công việc chăm sóc 10 ha điều vì sức khỏe. Ông suy tính mãi vẫn không ra việc làm phù hợp với tuổi già và có thêm thu nhập giúp vợ con. Mải mê suy nghĩ, ông Cung bước tới cho mấy con bồ câu Pháp đang ăn và tiếng gù gì của chim bồ câu mà gia đình nuôi làm cảnh đã mở ra cho ông một cách làm giàu. Ông Võ Xuân Cung, chủ trang trại nuôi chim bồ câu Pháp ở thôn Sơn Phú, xã Phú Sơn (Bù Đăng) bộc bạch về cơ duyên làm giàu của mình.

Sunday. November 10th, 2013
Những Đàn Bò Ở Bàu Dum Những Đàn Bò Ở Bàu Dum

Dạo tháng ba khi đi viết bài về vùng rừng thông giáp ranh giữa Quảng Bình và Quảng Trị, xe chúng tôi đã phải chạy mỏi... bánh trên vùng đất này. Trong bát ngát bao la của đất, rừng chúng tôi đã nói về những lợi thế để phát triển chăn nuôi ở đây. Và một ngày cuối thu, giữa hai cơn bão chúng tôi lại về vùng đất phía nam tỉnh, tất nhiên không phải để nói lại về rừng thông mà là chuyện những đàn bò...

Sunday. November 10th, 2013
Nỗ Lực Ổn Định Đàn Heo Nỗ Lực Ổn Định Đàn Heo

Sau thời gian dài bị tuột dốc, cuối tháng 10 và đầu tháng 11 này ở An Giang, giá heo hơi quay về mức 45.000 đ/kg, có lúc từ 47.000 đến 50.000đ/kg và dự đoán khả năng sẽ còn tăng thêm. Đây là sự kích thích người chăn nuôi tiếp tục đầu tư, phục hồi đàn heo, chăm sóc quyết liệt giai đoạn cuối năm và chuẩn bị cho Tết sắp tới.

Sunday. November 10th, 2013
Vinamilk Mua Sữa Nguyên Liệu Từ Nông Dân 1.500 Tỉ Đồng Vinamilk Mua Sữa Nguyên Liệu Từ Nông Dân 1.500 Tỉ Đồng

Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), doanh nghiệp mua sữa tươi nguyên liệu từ nông dân lớn nhất Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay đã chi ra 1.500 tỉ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái để mua 115.300 tấn sữa với mức giá bình quân 13.600 đồng/lít và chiếm 60% lượng sữa tươi nguyên liệu của đàn bò cả nước.

Sunday. November 10th, 2013
Khi Nông Dân Làm Quen Với Rau Hữu Cơ Khi Nông Dân Làm Quen Với Rau Hữu Cơ

Nông dân Đà Lạt đã quen “thâm canh” rau với việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để đạt năng suất tối đa. Bởi vậy, khi quay trở lại cách trồng rau kiểu “các cụ” - trồng rau theo hướng hữu cơ - họ đã phải thay đổi rất nhiều trong tư duy và trong thói quen. Làm sao để sản xuất ra những cây rau thương phẩm an toàn, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, người nông dân, bảo vệ môi trường cũng là vấn đề được đặt ra khi Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng thực hiện mô hình Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ tại thành phố Đà Lạt.

Sunday. November 10th, 2013