Nô nức rủ nhau đi bắt tít nước
Loài tít nước khá giống với loài rết nhưng nhỏ hơn và sống dưới các hốc đá nên việc bắt chúng cũng không dễ dàng.
Khi nước suối Chà Lạp xuống thấp, người dân ở bản Xốp Nặm (Tam Hợp - Tương Dương) nô nức đi bắt tít nước về ăn.
Muốn bắt được tít nước, cách hiệu quả nhất là làm còn (ngăn dòng nước).
Lá cây cơi được lấy từ rừng về chuẩn bị bắt tít. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, lá cây được đập nhỏ rải xuống nước khiến con vật bị cay mắt.
'Chiến lợi phẩm' chỉ chờ đưa về nhà chế biến.
Dụng cụ đặc biệt để bắt tít. Nếu bất cẩn bị con vật cắn phải dù không độc nhưng khá đau.
Ngay cả trẻ em cũng tham gia bắt tít nước.
Món ăn ngon nhất từ tít nước là bỏ gia vị vào và rang khô. Khi ăn có vị giòn, bùi và rất béo. Món ăn làm từ tít nước sẽ là một trải nghiệm vừa độc đáo vừa 'kinh dị' với khách lạ.
Món tít nước là món ăn quen thuộc và đầy hấp dẫn của trẻ em người Thái.
Related news
Mặc dù đã di dân khỏi vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình hơn 30 năm, song nhiều xã ở huyện Phù Yên (Sơn La) vẫn còn những bản không có đất sản xuất, dù người dân làm nông nghiệp 100%. Trước tình hình đó, lãnh đạo huyện đã kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp và đạt được thành công ngoài mong đợi.
Thái Lan trở thành nhà cung cấp rau quả nhiều nhất cho thị trường Việt Nam và rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc, Australia, Ấn Độ cũng tăng vọt.
“Làm thế nào để cả xã hội không còn ai dùng sản phẩm không an toàn, không còn ai sản xuất thực phẩm không an toàn? Câu trả lời là người sản xuất cần minh bạch thông tin và ý thức tự chịu trách nhiệm về những việc mình làm” – chị Ngô Thu Hiền, Chủ chuỗi cửa hàng sạch Thóc Vàng chia sẻ.