Kinh doanh nông sản sạch là chỉ bán những thứ mình ăn được
Không sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu.
Công nhân thực hiện bắt sâu thủ công, bằng tay
Xuất phát từ chính nhu cầu của gia đình, trồng rau, nuôi lợn sạch để cho gia đình sử dụng, ản xuất ra nhiều, gia đình không dùng hết, chị Hiền chia sẻ cho bạn bè, người thân.
Tất cả các loại rau đều được trồng tự nhiên, hướng theo phương pháp hữu cơ.
Nhận thấy nhu cầu thực phẩm sạch rất lớn, chị Hiền bắt đầu mở rộng trang trại hơn 2ha của gia đình ở Dự án Khu Du lịch Sinh thái Sông Hương – huyện Thanh Hà, Thành phố Hải Dương.
Gà được cho ăn các thức ăn tự nhiên
Trang trại chủ yếu sử dụng để trồng các loại rau và chăn nuôi lợn, gia cầm theo hướng hữu cơ để cung cấp cho các cửa hàng Thóc Vàng.
Sản phẩm không dịch bệnh, không thuốc bảo vệ thực vật, không chất kích thích tăng trưởng, không hoá chất độc hại, không làm ô nhiễm môi trường.
Không gian trang trại được bài trí rộng rãi thoáng mát, chú ý tới môi trường.
“Một lứa lợn do trang trại nuôi phải mất 7 – 8 tháng, rau hoàn toàn trồng theo hướng tự nhiên không có lưới, mái che.
Do sản xuất hoàn toàn theo hướng tự nhiên nên nhiều khi mưa bão, trang trại cũng bị thiệt hại ít nhiều, nhưng chúng tôi đã cam kết ngay từ đầu, phải đảm bảo tất cả các tiêu chí sản phẩm sạch.
Ngay cả những sản phẩm chúng tôi sản xuất ra đều được mang đến kiểm tra ở Viện vệ sinh dịch tễ” – chị Hiền cho hay.
Các sản phẩm ngoài trang trại bán ở cửa hàng cũng được lấy từ những vùng sản xuất an toàn, có chứng nhận rõ ràng.
Theo chị Hiền, để người nông dân yên tâm sản xuất sạch, để người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, người sản xuất phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm do mình làm ra, chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm đó, buộc họ phải làm thật, làm đúng; Thứ hai, tạo được niềm tin với người tiêu dùng, để họ biết chính xác họ dùng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng; Thứ ba, mang lại sự tiện dụng trong tiêu dùng; Thứ tư, giá cả hợp lý.
Related news
3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ NNPTNT cho hay, hiện vẫn còn thiếu bóng dáng doanh nghiệp đầu tư. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên NTNN đã phỏng vấn TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn.
Mặc dù đã di dân khỏi vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình hơn 30 năm, song nhiều xã ở huyện Phù Yên (Sơn La) vẫn còn những bản không có đất sản xuất, dù người dân làm nông nghiệp 100%. Trước tình hình đó, lãnh đạo huyện đã kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp và đạt được thành công ngoài mong đợi.
Thái Lan trở thành nhà cung cấp rau quả nhiều nhất cho thị trường Việt Nam và rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc, Australia, Ấn Độ cũng tăng vọt.