Niềm Vui Cuối Mùa Câu
Cuối năm, biển Cửa Tùng (Vĩnh Linh, Quảng Trị) trở nên rét lạnh, trời âm u, mọi hoạt động mưu sinh tại thị trấn dường như chậm lại. Tuy vậy, trong cái rét căm của xứ biển, nhiều ngư dân nơi đầu sóng ngọn gió vẫn tiếp tục vượt những con sóng lớn, hòa mình với những cơn mưa, hứng chịu những cơn gió lạnh thổi thẳng vào người, vững vàng tiến ra khơi xa để câu những mẻ cá lớn, để kết thúc những ngày cuối cùng của mùa câu.
Những ngày cuối của mùa câu cũng là khoảng thời gian câu cá khó nhọc nhất của các ngư dân. Vì thời gian này ra khơi rất lạnh, sóng to, cá ít hơn và thời gian câu cá trong ngày cũng được rút ngắn vì biển động. Dù nghề câu đòi hỏi tính kiên trì, kỹ thuật, chịu khó nhưng cũng là hình thức đánh bắt thú vị nhất, đầu tư ít tốn kém mà vẫn cho thu nhập khá cao.
Vào mỗi buổi chiều, khi các thuyền câu cập bến, cảng cá Cửa Tùng lại nhộn nhịp, náo nhiệt bởi hình ảnh người vợ đon đả đón chồng, các thùng cá đầy ắp được quy tụ về cân bán, rồi mọi người chia nhau những khoản thu nhập trong một ngày lao động, các ngư dân cười đùa với nhau, tiếng mua bán lao xao, mọi thứ tạo thành một tạp âm đặc biệt, làm nổi bật một góc nhỏ nơi vùng biển Cửa Tùng giữa mùa đông lạnh giá.
Related news
Hơn một tháng trở lại đây, giá heo hơi bán ra tại các gia trại trong tỉnh Đắk Lắk tăng cao. Điều này khiến nhiều hộ chăn nuôi rất phấn khởi vì nuôi heo đã có lãi. Trên đà đó, nhiều hộ đã mạnh dạn tái đàn, mở rộng quy mô chuồng trại…
Có địa hình trải dọc theo sông Chu, nhiều diện tích đất bãi phù hợp với cây ngô, trước đây bà con thường tận dụng để chăn nuôi trâu, bò theo kiểu truyền thống, phục vụ cày kéo.
Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều loài trái cây có thể xếp vào hàng đặc sản như: nhãn xuồng, mãng cầu ta, quýt đường, bưởi da xanh, thanh long… nhưng do thiếu vùng chuyên canh, chưa có hệ thống tiêu thụ hoàn chỉnh và quảng bá thương hiệu kém nên sức cạnh tranh trên thị trường rất yếu ớt.
Năm 2013, về cơ bản đã kiểm soát được dịch cúm gia cầm; vaccine cúm gia cầm hỗ trợ của Nhà nước chỉ sử dụng khoảng 2 triệu liều, còn tồn 38 triệu liều và đang làm thủ tục chuyển sang năm 2014.
Hồng giòn là một trong rất ít đặc sản chính của Đà Lạt được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận, tìm mua như một món quà không thể thiếu khi đặt chân tới miền đất này. Thế nhưng, loại đặc sản ấy ngày nay vẫn phải chịu cảnh “đứng đường”.