Những người chăn nuôi tôm Việt Nam đổ xô vào ứng dụng mới
Một ứng dụng cho phép những người chăn nuôi tôm theo dõi tốc độ tăng trưởng của tôm từ lúc thả nuôi đến lúc thu hoạch (hoàn toàn bằng cách chụp ảnh trên chiếc điện thoại thông minh của họ) đang nhận được những đánh giá rất tích cực từ phía những người chăn nuôi ở Việt Nam.
Ứng dụng được thiết kế nhằm tiết kiệm thời gian và cải thiện độ chính xác trong hoạt động chăn nuôi tôm. Ảnh: XpertSea
Được phát triển bởi XpertSea, ứng dụng được xây dựng dựa trên sự thành công của XperCount, một “cái thùng thông minh” được kết nối cho phép người nông dân đong đếm, đo đạc, cân và chụp hình các mẫu động vật trong vài giây. Sau nhiều tháng nghiên cứu và thử nghiệm tại hiện trường, các kỹ sư của XpertSea* đã giảm 5 kg phần cứng này xuống thành một ứng dụng nâng cao tính năng chạy trên thiết bị Android hoặc iPhone của người nuôi tôm.
Valerie Robitaille - Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của XpertSea cho biết: “Có quá nhiều người chăn nuôi tôm hoạt động mà không được hưởng lợi ích từ dữ liệu chuẩn hóa chính xác và điều này cản trở các hoạt động của họ và làm tổn hại đến lợi nhuận của họ. “Chúng tôi muốn tạo ra một công cụ siêu di động, có thể truy cập dễ dàng mà công cụ đó giúp thu thập dữ liệu nhanh chóng, dễ dàng và đáng tin cậy để bất kỳ nông dân nào cũng có thể mở khóa các loài vật nuôi vượt trội hơn và đem lại hiệu quả tài chính cải thiện hơn. Với ứng dụng di động của chúng tôi, những người nông dân ở mọi quy mô và phương tiện đều có thể sử dụng điện thoại của họ để theo dõi sự phát triển của ao nuôi và đưa ra quyết định sáng suốt hơn mà những quyết định này giúp cải thiện lợi nhuận và tính bền vững”.
Theo XpertSea, bằng ứng dụng và hình ảnh về tôm của họ thì những người chăn nuôi có thể truy cập một cách nhanh chóng và dễ dàng vào cổng thông tin minh bạch và đáng tin cậy, chẳng hạn như bình quân trọng lượng cơ thể, tốc độ tăng trưởng và phân bổ trọng lượng. Những thông tin này cho phép người chăn nuôi điều chỉnh chế độ cho ăn, xác định sự bất thường trong tốc độ tăng trưởng của động vật và đưa ra quyết định sáng suốt hơn về cách làm cho vật nuôi phát triển và tiến hành mua bán như thế nào.
Nghiên cứu điển hình ở sông Mekong
Để chứng minh cho những khẳng định của họ, XpertSea đã tập hợp một nghiên cứu điển hình với một số nhà sản xuất hiện đang sử dụng ứng dụng, bao gồm cả các thành viên của Hợp tác xã chăn nuôi tôm Tân Hưng và Bạc Liêu ở Veitnam.
Các thành viên này gồm có 37 hộ chăn nuôi tôm thẻ chân trắng trên quy mô nhỏ đã hoạt động ở Đồng bằng sông Cửu Long hơn 15 năm. Tận dụng lợi thế theo quy mô, các hợp tác xã tăng cường khả năng thương lượng của các thành viên với các nhà cung cấp và đưa ra khả năng tiếp cận thông tin mới để mở rộng khả năng sản xuất.
Khi các hệ thống sản xuất tôm ở Việt Nam tăng cường nhằm bắt kịp nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng thì những người chăn nuôi đang phải đối mặt với những thách thức quản lý mới. Mật độ ao cao hơn tạo ra lợi nhuận lớn hơn nhưng cũng làm tăng độ nhạy của hệ thống mà nếu vấn đề này không được quản lý đúng cách thì có thể dẫn đến tổn thất to lớn hơn.
Nguyễn Văn Trực là chủ nhiệm của HTX Tân Hưng. Ông bắt đầu hoạt động chăn nuôi từ năm 2013 bằng hai ao đất và đến nay đã phát triển lên 14 ao thâm canh. Trong lúc mở rộng quy mô kinh doanh chăn nuôi của mình thì cả ônh và những người quản lý khác trong hợp tác xã đều phải đối mặt với những thách thức về đảm bảo độ chính xác trong việc thả giống vật nuôi mới và độ chính xác của dữ liệu trọng lượng mẫu, bắt đầu từ các bể ương đến các ao nuôi thương phẩm. Những thông tin này nếu không chính xác thì có thể tác động tiêu cực đến hiệu suất của ao và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), theo XpertSea.
XpertSea
Các biện pháp giám sát truyền thống được thực hiện thủ công bao gồm việc lấy mẫu tôm, đặt lên cân và kiểm tra bình quân trọng lượng cơ thể (ABW). Ví dụ, nếu kỹ thuật viên ghi vào sổ nhật ký rằng ABW của ao là 0.5 gam nhưng không đề cập đến việc mẫu có độ phân bổ cao hoặc có thể có tỷ lệ đổi màu cao thì người quản lý sẽ không thể sử dụng giá trị thông tin này để tối ưu hóa tỷ lệ cho ăn hoặc tối ưu hóa các biện pháp xử lý bằng men vi sinh cho ngày hôm sau.
“Để đưa ra những quyết định tốt nhất cho trang trại của bạn thì bạn phải được định hướng cụ thể. Kiểm tra sức khỏe tôm bằng cách đem lên cân cân rồi ghi chép vào sổ tay chỉ cung cấp một phần nhỏ các thông tin cần thiết để hiểu được hiệu quả hoạt động của ao nuôi,” ông Nguyễn Văn Trực - chủ nhiệm HTX Tân Hưng giải thích.
Các công cụ kỹ thuật số đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tính không chắc chắn và cải thiện quá trình đưa ra quyết định. Ứng dụng di động mới của XpertSea giúp cho những người nông dân dễ dàng sử dụng điện thoại thông minh của mình để theo dõi tốc độ phát triển của ao bằng cách chỉ cần chụp ảnh tôm của họ. Chỉ với một vài hình ảnh, người chăn nuôi có thể đánh giá ABW và sự phân bố trọng lượng cá thể của một mẫu tôm. Dữ liệu được chuẩn hóa và luôn ghi lại ảnh của tôm, quá trình này giúp cho việc so sánh thông tin giữa kỹ thuật viên và vật nuôi dễ dàng hơn.
“Việc sử dụng ứng dụng để đo đạc tốc độ tăng trưởng của tôm là rất hữu ích. Số lượng mẫu được lấy nhiều hơn, nhanh hơn và chính xác hơn so với việc lấy mẫu tôm bằng cách thủ công thông thường. Tôm khỏe mạnh khi được lấy mẫu, không bị thương tích và dữ liệu được lưu trữ và quản lý trên cơ sở dữ liệu trực tuyến theo thời gian thực,” ông Nguyễn Văn Tèo - quản lý trang trại công nghệ cao thuộc HTX Bạc Liêu cho biết.
Mặc dù việc thay đổi không bao giờ dễ dàng nhưng 100% xã viên đã chuyển đổi thành công từ các phương pháp giám sát tăng trưởng truyền thống sang sử dụng các công cụ kỹ thuật số của XpertSea và ông Nguyễn Trung Trực có kế hoạch tiếp tục khuyến khích việc áp dụng công nghệ để cải thiện năng suất và phúc lợi cho đồng bào mình.
“Kỹ thuật quản lý sản xuất là một khía cạnh của biện pháp canh tác mà chúng tôi có thể kiểm soát và đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của chúng tôi. Những người nông dân phải luôn nỗ lực cải tiến các biện pháp thực hành để thích ứng với những thay đổi của ngành một cách hiệu quả, nếu không sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn một cách không cần thiết,” ông cho biết.
Ứng dụng hiện có sẵn trên cửa hàng Google Play và Apple Store dành cho tất cả nông dân ở Ecuador và cho những người nông dân làm việc với các đối tác doanh nghiệp của XpertSea trên toàn thế giới.
*Aqua-Spark đã đầu tư vào cả XpertSea và Hatch (công ty sở hữu tờ The Fish Site) nhưng chúng tôi vẫn độc lập về mặt biên tập.
Related news
Vấn đề ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của người dân và cả những người trực tiếp nuôi tôm
Bệnh Herpesvirus cá Koi (Koi Herpesvirus Disease – KHV) được xác định ở hầu hết các nước có cá chép tự nhiên hoặc nuôi cá chép thương phẩm
Xử lý nước thải ao tôm bằng công nghệ sinh học là giải pháp an toàn, không sử dụng hóa chất giúp hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển ngành tôm