Nhu cầu điện phục vụ trồng khoai môn của nông dân Đại An (Trà Vinh)
Tìm hiểu chúng tôi được biết, khoai môn thích hợp trồng trên đất giồng cát, tại xã Đại An, khoai môn chủ yếu được trồng tại ấp Giồng Lớn A và Cây Da với diện tích 30,1ha của 130 hộ, tăng khá nhiều so với những năm trước đây. |Tuy nhiên, khoai môn ở Đại An được trồng chủ yếu vào mùa nắng nên để đảm bảo năng suất, ngoài yếu tố giống, kỹ thuật, công chăm sóc thì phải cần đủ nước tưới. Theo người dân địa phương, trồng khoai môn cực công hơn nhiều loại hoa màu khác, do thời gian sinh trưởng kéo dài đến 05 tháng, chủ yếu xuống giống vào khoảng tháng 10 - 11 (âm lịch), khi đất cạn nước, đến khoảng tháng 3 - 4 (âm lịch) thì vào thời điểm thu hoạch. Do khoai môn chủ yếu trồng vào mùa nắng, lúc bắt đầu cho củ, cần phải cung cấp đủ nước thì môn mới đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy, nhu cầu kéo điện phục vụ tưới tiêu là cần thiết.
Khoảng năm 2011, dự án kéo điện phục vụ trồng màu (chủ yếu là cây khoai môn) được triển khai tại xã Đại An, qua đó, xã được kéo 02 tuyến đường điện phục vụ trồng màu, tổng chiều dài 03km, giúp người dân thuận lợi trong sản xuất, ổn định thu nhập. Trong đó, tuyến đường điện ngang ấp Giồng Lớn A hạ thế khoảng 03 năm nay, dài 1,1km, còn lại tuyến điện ấp Cây Da dài 1,9km. Tuy nhiên, toàn tuyến điện ấp Giồng Lớn A chưa được hạ thế hết để phục vụ sản xuất, chiều dài còn lại khoảng 1,9km.
Ông Kim Than, cán bộ nông nghiệp xã Đại An cho biết: Thời điểm này, khoai môn thu hoạch gần hết, năng suất bình quân đạt 16 tấn/ha, với giá bán 12.000 - 16.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân đạt lợi nhuận bình quân 100 - 120 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ đạt lợi nhuận 200 triệu đồng/ha, đây là mức lợi nhuận khá cao đối với người dân trong xã. Tuy nhiên, xã còn 13,6ha đất trồng lúa-màu nhưng chưa có điện phục vụ nên mùa khô một số diện tích đất còn bỏ trống. Ông Thạch Long, Trưởng ban nhân dân ấp Giồng Lớn A chia sẻ: Có điện phục vụ tưới tiêu, chúng tôi sản xuất thuận lợi hơn, trong ấp còn khá nhiều diện tích đất chưa được hạ thế điện phục vụ sản xuất nên người dân không phát triển diện tích khoai môn, nếu đủ điện phục vụ, khả năng tất cả diện tích này sẽ chuyển sang trồng khoai môn vì hiệu quả kinh tế khá hơn nhiều loại cây màu khác, còn nếu không có điện người dân khó tăng thêm diện tích vì so với nhiều loại cây màu khác, khoai môn rất cực công tưới nước.
Ông Trần Minh Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Đại An cho biết: Do điều kiện tự nhiên, xã Đại An còn nhiều diện tích đất giồng cát chỉ trồng được 01 vụ lúa kết hợp 01 - 02 vụ màu/năm nên sau vụ thu hoạch môn, nông dân trồng tiếp các loại hoa màu khác như bắp, đậu xanh, mướp… đến lúc mưa xuống mới bắt đầu trồng lúa. Tuy nhiên, xã còn khá nhiều diện tích đất giồng cát thiếu nước tưới vào mùa khô nên nếu được trên tiếp tục đầu tư hạ thế lưới điện phục vụ trồng màu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi phù hợp, góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định kinh tế, nhất là đối với hộ nghèo, đồng bào Khmer.
Điện phục vụ sản xuất không chỉ cần thiết đối với người dân trồng khoai môn xã Đại An mà nhiều địa phương khác trong huyện Trà Cú cũng rất cần có điện phục vụ trồng màu, tuy nhiên, số đường điện hạ thế phục vụ trồng màu không nhiều, không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của người dân. Ông Huỳnh Văn Danh, Phó Trưởng phòng Công thương huyện Trà Cú cho biết: Nhu cầu điện phục vụ sản xuất của người dân trong huyện còn khá cao, 02 năm nay, chúng tôi có đề nghị kéo một số tuyến điện phục vụ trồng màu nhưng chưa được triển khai thực hiện, nếu đủ điện phục vụ sản xuất thì không chỉ người dân Đại An phát triển diện tích khoai môn mà nhiều địa phương khác cũng tăng diện tích các loại màu đạt giá trị kinh tế cao như bắp, đậu phộng… góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cho nông dân, đưa kinh tế địa phương thêm phát triển.
Related news
Tuần qua, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng các loại đồng loạt tăng giá khoảng 5.000 đồng/kg và có xu hướng tiếp tục tăng sau khi giảm giá hơn 10.000 đồng/kg vào cuối tháng 9 vừa qua. Trước tình hình này, nông dân có ao tôm nuôi chuẩn bị thu hoạch vô cùng phấn khởi bởi hứa hẹn một vụ tôm được mùa trúng giá.
Theo Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, tính đến ngày 15/10/2014, đã có 08/41 nhà máy đường đi vào sản xuất. Các nhà máy đã ép được 416 nghìn tấn mía, sản xuất được 36,8 nghìn tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng múa ép tăng 64 nghìn tấn, lượng đường tăng 7,1 nghìn tấn.
Những ngày cuối tháng 10, chị Vũ Thị Nga (đường Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội) vô cùng vui mừng khi lô cam Vinh đầu tiên ông ngoại gửi cho hai đứa trẻ nhà chị ra đến nơi. Ông nhắn, cam giờ vào mùa, hai tuần ông gửi cam ra một lần.
Sau thời gian tham quan học tập ở tỉnh Đồng Nai, anh Hải đã quyết định áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học tại gia đình. Anh Hải chia sẻ: Nguyên liệu làm đệm lót sinh học là chất độn là trấu và mùn cưa sẵn có ở địa phương. Cách làm cũng khá đơn giản, trước tiên cần đổ 30 cm trấu cộng với 1 lớp men, sau đó lớp bên trên đổ 40cm mùn cưa.
Chuyển đổi những diện tích điều già cỗi, sâu bệnh sang trồng những loại cây khác phù hợp là một chủ trương đúng đắn của ngành Nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế, công tác này ở huyện Đắk R’lấp đang đặt người nông dân và ngành chức năng, chính quyền cơ sở trước những khó khăn lớn.