Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cửa hẹp cho xuất khẩu nông sản cơ cấu lại sản xuất để nâng sức cạnh tranh

Cửa hẹp cho xuất khẩu nông sản cơ cấu lại sản xuất để nâng sức cạnh tranh
Publish date: Thursday. September 24th, 2015

Vì vậy, chúng ta phải tái cơ cấu lại các ngành hàng đề nâng cao sức cạnh tranh. Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn.

Xin ông cho biết, triển vọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong các tháng cuối năm. Liệu chúng ta có hoàn thành mục tiêu đề ra không thưa ông?

- Các tổ chức quốc tế có uy tín dự báo giá gạo, cà phê, cao su, tôm... có thể giảm nhẹ hoặc phục hồi chậm. Với những mặt hàng này, chúng ta phải tính toán lại năng lực cạnh tranh, hoặc tìm thị trường chấp nhận hàng của chúng ta. Đặc biệt là gạo, cà phê, cao su... phải chú ý đến tái cơ cấu, phát triển thị trường một cách bài bản, chuyên nghiệp.

Đồng thời khôi phục lại năng lực cạnh tranh và tìm kiếm những thị trường có nhu cầu về những mặt này để cạnh tranh với các đối thủ khác, từ đó góp phần vào tăng trưởng của nông nghiệp.

Người dân trồng cà phê tại tỉnh Lâm Đồng.

Chúng ta có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ vì đồng USD đang ở mức cao, ở đây có thể cạnh tranh về tôm thông qua khôi phục lại sản lượng, đồ gỗ là sản phẩm thế mạnh. Việc cân đối lại các ngành hàng và thị trường sẽ thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp. Theo tính toán, xuất khẩu nông sản tăng 3% thì tăng trưởng nông nghiệp sẽ tăng 1%.

Trong bối cảnh hàng tồn kho nông sản lớn, Viện sẽ tư vấn gì cho Bộ Nông nghiệp để quy hoạch lại sản xuất, không để tình trạng tồn kho lớn trong tương lai?

- Chúng ta quy hoạch gì thì cũng phải nghĩ tới yếu tố thị trường đầu tiên. Trong ngắn hạn, ví dụ thị trường Mỹ, với đồng USD đang cao nên chúng ta phải đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế vào Mỹ như thủy sản, cà phê, tiêu, điều, gỗ... để tận dụng cơ hội. Chúng ta cũng không nên “găm hàng” theo tâm lý “đến hẹn lại lên”, vì hiện nay giá cả biến động rất mạnh.

Về điều chỉnh cơ cấu sản xuất, trong thời gian qua, một số mặt hàng chúng ta đứng ở nhóm dẫn đầu nhưng lại bị mất lợi thế cạnh tranh trong thời gian ngắn. Do vậy, cần thu hẹp cơ cấu sản xuất, tăng cường chất lượng cao như: gạo, cao su... hoặc chuyển sang các cây trồng, vật nuôi khác có lợi thế cạnh tranh hơn.

Với những mặt hàng có thị trường tốt như: điều, tiêu, rau quả... thì đẩy mạnh sản xuất, nhưng phải làm chuyên nghiệp, có vùng chuyên canh, giống tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, giám sát tốt. Có như vậy mới phát triển biền vững được.

Vừa qua, một số nước phá giá đồng tiền để tăng cường xuất khẩu nông sản, theo ông Việt Nam cần làm gì để giải quyết vấn đề này?

- Về trung và dài hạn cần hướng tới tỷ giá thả nổi có quản lý nhưng linh hoạt để duy trì khả năng cạnh tranh của xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư, đẩy mạnh đầu tư vào chế biến, công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ, khoa học công nghệ nông nghiệp.

Cùng với đó là xúc tiến thương mại, phát triển thị trường như: hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt chú trọng những thị trường chính và đối thủ cạnh tranh đồng thời điều chỉnh cơ cấu sản xuất các ngành hàng nông sản có lợi thế như: lúa, cà phê, hạt tiêu, cao su..., và xây dựng thương hiệu, chuỗi giá trị.

Ông Đoàn Triệu Nhạn, Chuyên gia cà phê lâu năm, nguyên Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA): Dự báo thị trường xuất khẩu còn bất cập

Thị trường cà phê năm nay rất ảm đạm, hàng còn tồn nhiều trong dân không bán được. Những năm trước, đầu vụ bán hết, khi giá lên ngồi nhìn. Năm nay, đầu vụ không bán, song giá ngày càng xuống. 

Nguyên nhân là do dự báo thị trường không chính xác. Khi các nhà rang xay đến thời điểm cần cà phê, hỏi mua Việt Nam thì chúng ta không bán, đòi giá cao hơn, nên họ quay sang Indonesia mua. Mất khách vì giữ giá cao quá. 

Hơn nữa, xúc tiến thương mại phải chú ý hướng tới các thị trường mới. Ví dụ: Đức, Ý, Mỹ... họ đã mua đủ rồi, lại có nhiều nguồn cung thì chúng ta có xúc tiến họ cũng không mua nữa. Khảo sát năm nào cũng đi nhưng cuối cùng thị trường như thế nào lại chưa hình dung được.

Cứ ngồi nhà chờ người mua mà không chủ động liên hệ với các nhà rang xay cà phê lớn như Nestle thì không thể cải thiện được tình hình.


Related news

Tăng thu nhập nhờ đòn bẩy kinh tế biển Tăng thu nhập nhờ đòn bẩy kinh tế biển

Để hoàn thành tiêu chí thu nhập, góp phần đưa địa phương trở thành huyện nông thôn mới (NTM) vào cuối năm nay, Cần Giờ (TP.HCM) đang đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực kinh tế biển.

Wednesday. October 21st, 2015
Nông dân bàn cách cứu trái câyNông dân bàn cách cứu trái cây Nông dân bàn cách cứu trái câyNông dân bàn cách cứu trái cây

Tại diễn đàn “Một số giải pháp phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái vùng ĐBSCL” diễn ra tại Tiền Giang cuối tháng 9, Trung tâm Khuyến nông quốc gia cùng các chuyên gia hàng đầu về cây ăn trái đã trao đổi kinh nghiệm cùng các nhà vườn để phát triển cho cây ăn trái miền Tây.

Wednesday. October 21st, 2015
Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp 3 cái lợi Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp 3 cái lợi

Giữa tháng 9 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT), Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp.

Wednesday. October 21st, 2015
Thỏa thích ngắm sản vật địa phương Thỏa thích ngắm sản vật địa phương

Với chủ đề “Nông nghiệp, nông thôn hội nhập và phát triển- Doanh nghiệp, doanh nhân đồng hành cùng nông dân”, Hội chợ Nông nghiệp – Du lịch – Thương mại vùng biên giới phía Bắc tổ chức tại TP. Lào Cai đã quy tụ được hàng trăm các gian hàng trưng bày sản vật quê hương.

Wednesday. October 21st, 2015
Nông dân vừa giữ ruộng, vừa được tiền Nông dân vừa giữ ruộng, vừa được tiền

Cho doanh nghiệp (DN) thầu đất vừa được thu sản phẩm (100 – 120kg thóc/sào/năm), vừa có thể trở thành nhân công của DN, canh tác trên chính mảnh ruộng của mình với mức lương 100.000 – 150.000/ngày, những nông dân tham gia Dự án phát triển sản xuất mô hình giống lúa lai F1 tại Nam Định đang được hưởng “lợi nhuận kép”.

Wednesday. October 21st, 2015