Nhơn Hải (Ninh Thuận) Hướng Đến Mô Hình Nuôi Dê Vỗ Béo

Nhơn Hải là một trong ba xã thuộc vùng Dự án Hỗ trợ Tam nông của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Xác định việc được hưởng lợi từ dự án là điều kiện tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, nên địa phương đã tập trung triển khai hợp phần hỗ trợ sản xuất có hiệu quả.
Theo khảo sát của Ban Phát triển xã Nhơn Hải, địa phương có tổng diện tích đất tự nhiên gần 3.100 ha, trong đó, đất nông nghiệp 1.200 ha.
Ngoài đất sản xuất các loại cây trồng chủ lực như hành, tỏi, ớt 400 ha, số còn lại là đất gò cao dọc triền núi phù hợp trồng cỏ chăn nuôi. Phát huy tiềm năng lợi thế này, xã chú trọng phát triển đàn gia súc, nâng cao thu nhập cho bà con. Hiện tổng đàn gia súc có sừng ở địa phương là 11.200 con; trong đó dê 4.200 con, còn lại là bò, cừu.
Xuất phát từ tình hình thực tế sản xuất của nông dân, tháng 6- 2013, được hỗ trợ của Ban Điều phối Dự án Hỗ trợ Tam nông, xã thành lập 6 nhóm đồng sở thích nuôi dê ở thôn Khánh Tân, Khánh Phước, Khánh Nhơn 1, Mỹ Tường 1, Mỹ Tường 2, mỗi nhóm 10 thành viên.
Trước đây, khi chưa thành lập nhóm, các hộ nuôi thả, để dê tự kiếm thức ăn, nên chất lượng đàn thấp, dê con sinh ra thường chậm phát triển.
Từ khi vào nhóm đồng sở thích, được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, các hộ đã biết trồng cỏ, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi, nên dê sinh sản quanh năm, thu nhập hộ nuôi tăng thêm khoảng 2 triệu đồng/tháng.
Tháng 7-2014, DASU huyện Ninh Hải hỗ trợ các nhóm đồng sở thích 33 con dê bách thảo giống (18 con đực, 15 con cái) tạo điều kiện cho cải tạo đàn theo hướng nâng cao trọng lượng, chất lượng thịt. Đồng chí Trần Đồng Quý, cán bộ Văn phòng UBND, Thường trực Ban Phát triển xã Nhơn Hải, cho biết: Dê giống dự án hỗ trợ đưa về chăm sóc ở 3 hộ: Võ Thị Năm (nhóm Mỹ Tường 2), Trần Thoái và Trần Duy Tuấn (nhóm Khánh Tân). Qua kiểm tra, dê phát triển tốt, đã phối giống với dê địa phương cho ra thế hệ dê lai có trọng lượng lớn hơn 20% so với dê thường, 8 con dê cái dự án cũng đã sinh sản lứa đầu.
Niềm vui đến với các nhóm đồng sở thích nuôi dê ở Nhơn Hải nữa là, vừa rồi Dự án Hỗ trợ Tam nông tiếp tục hỗ trợ vật tư cho 55 hộ có điều kiện kinh tế khó khăn mở rộng chuồng trại, với mức 4.800.000 đồng/chuồng.
Anh Nguyễn Ngọc Toàn, Trưởng nhóm đồng sở thích nuôi dê Khánh Tân, cho biết: Điều kiện chuồng trại quy củ, các thành viên nhóm đã trao đổi và đi đến thống nhất là mở rộng diện tích trồng cỏ để phát triển mô hình nuôi dê vỗ béo, liên kết với doanh nghiệp tạo ra chuỗi giá trị từ khâu nuôi đến tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới, nên chắc chắn thu nhập của hộ nuôi sẽ tăng lên, đời sống ổn định hơn.
Related news

Vụ mùa dưa hấu đầu năm 2015, nông dân xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre trúng mùa dưa hấu trồng phủ bạt. Nhờ đó, nhiều hộ nông dân cải thiện kinh tế gia đình, góp phần làm giàu thêm cho quê hương xứ biển.

Với mục tiêu giúp các hộ trồng nho thay đổi phương thức canh tác an toàn, hiệu quả, nâng cao năng suất và giá trị, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân, năm 2013, mô hình trồng nho theo tiêu chuẩn VietGap do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận triển khai, với sự tham gia của 25 hộ dân (chia thành 6 nhóm) ở thôn Nho Lâm (xã Phước Nam, huyện Thuận Nam).

Sau một thời gian phát triển “nóng”, ngành cá tra Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn do nội tại ngành thiếu sự liên kết, gắn kết chặt chẽ giữa các bên có liên quan trong chuỗi giá trị và gặp phải rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu. Để ổn định, phát triển bền vững, đòi hỏi các bên có liên quan tích cực vào cuộc, thực hiện “nâng cấp” toàn diện chuỗi giá trị cá tra, từ khâu sản xuất đến cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng trong và ngoài nước…

Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư Ninh Thuận khuyến cáo mô hình nuôi ốc hương và trồng rong sụn với cách nuôi trồng cải tiến có nhiều ưu điểm đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi ở vùng ven biển.

Nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thâm canh nên tỷ lệ lươn sống của gia đình ông Đỗ Hữu Biên ở thôn Hoàng Thượng, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) đạt cao…