Nhiều Mặt Hàng Xuất Sang Trung Quốc Rớt Giá

Các mặt hàng như ớt, ngao, cói nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang rớt giá.
Trồng cây ớt là mô hình phát triển khoảng 2 năm nay. Toàn tỉnh Thanh Hóa đã chuyển đổi từ các loại cây trồng khác sang trồng ớt đến nay gần 300 ha. Giá ớt vào thời điểm được giá là 45.000-60.000 đồng/kg nay hạ xuống còn 2.500 – 5.000 đồng/kg và đang tiếp tục giảm. Chính vì vậy, dù ớt đã chín đỏ ngoài đồng nhưng người dân không thu hoạch. Hiện nhiều hộ đã phá bỏ chuyển sang trồng lúa.
Giá cói nguyên liệu hiện cũng đang ở mức giá quá thấp. Ông Nguyễn Văn Phi – Chủ tịch UBND xã Nga Thanh cho biết: Cói trên địa bàn huyện chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc vẫn thu mua nhưng ở mức rất thấp. Mức giá chỉ dao động từ 9.000- 10.000 đồng/kg. Còn những năm trước giá 150.000- 170.000 đồng/kg. Để không phải lệ thuộc vào thị trường vào Trung Quốc, hiện các doanh nghiệp trên địa bàn xã đang đấu mối tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới.
Ngoài hai sản phẩm trên, nông dân nuôi ngao ở vùng biển Nga Sơn, Hậu Lộc… cũng đang bị thua lỗ vì giá xuống thấp.
Theo ông Cao Đức Thọ- Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản - Sở NN&PTNT cho biết: Thanh Hóa có 1.300 ha nuôi ngao, mỗi năm sản lượng ngao đạt gần 12 ngàn tấn. Sản lượng này cung cấp cho thị trường tiêu dùng nội địa chiếm khoảng 50%, còn xuất khẩu trực tiếp đi Trung Quốc khoảng 50%. Nhưng thời gian gần đây giá ngao lại liên tục giảm mạnh, cung đang vượt quá cầu, do xuất khẩu đi Trung Quốc khó khăn hơn gần 1 năm nay.
Related news

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.

Được mệnh danh là “vua ong” ở Tuyên Quang, sở hữu trong tay gần 1.500 đàn ong mật, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã và đang trở thành địa điểm tham quan, học tập tin cậy cho nhiều hộ trong và ngoài tỉnh trên con đường thoát nghèo bền vững.

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.

Huyện Thuận Bắc có 6 xã với dân số gần 39.000 người, trong đó dân tộc Raglai và dân tộc Chăm chiếm đến 70%. Tuy là địa phương có diện tích đất tự nhiên tương đối rộng, với gần 320 km2, nhưng phần lớn là đồi núi, đất dốc và sỏi đá, tiềm năng để tạo động lực phát triển còn hạn chế, đời sống đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn.

Về thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, hỏi những người nuôi tôm ai cũng biết anh Phạm Sơn, người nuôi tôm thẻ đạt hiệu quả nhất của xã Cẩm Thanh nói riêng và thành phố nói chung trong hai năm qua. Một trong những bí quyết thành công của anh là nuôi tôm thẻ theo phương pháp sinh học, hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất trong quá trình nuôi, một hướng nuôi tôm bền vững đang được ngành nông nghiệp khuyến cáo.