Nhiều Doanh Nghiệp Bị Phạt Vì Kinh Doanh Phân Bón Giả
Trong 2 tháng qua, cơ quan chức năng 7 tỉnh miền Trung đã kiểm tra, xử phạt các doanh nghiệp, cá nhân hơn 350 triệu đồng vì vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón.
Kết quả nêu trên được Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) công bố ngày 13/6 tại Bình Định, sau khi kết thúc đợt tổng kết đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm ở 7 tỉnh miền Trung.
Theo báo cáo, với hơn 500 vụ được phát hiện, cơ quan chức năng đã xử phạt trên 350 triệu đồng đối với các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm, chủ yếu là kinh doanh phân bón giả, nhập lậu, không công bố tiêu chuẩn, không niêm yết giá, bán hàng không có hoá đơn...
Trao đổi với VnExpress, ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết, tình hình vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón ở miền Trung đang diễn biến phức tạp, các Chi cục QLTT cần phối hợp với cơ quan chức năng địa phương tăng cường kiểm tra chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi cho người dân.
Ông Lam khuyến cáo, người dân cần nắm bắt thông tin từ các doanh nghiệp sản xuất phân bón để phân biệt thật, giả. Khi nghi ngờ, người dùng cần báo tin cho lực lượng quản lý thị trường để ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân.
Theo ông Lam, nếu doanh nghiệp, cá nhân có hành vi sản xuất phân bón giả (tương đương trị giá 30 triệu đồng trở lên so phân bón thật), các Chi cục QLTT sẽ gửi hồ sơ sang cơ quan công an điều tra, truy cứu xử lý hình sự.
Related news
Thời gian gần đây, trên những trang quảng cáo của các báo và mạng Internet xuất hiện thông tin về một giống dừa tên gọi dừa xiêm dây siêu trái.
Theo kế hoạch năm 2015, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ thả nuôi 5.700 ha thủy sản các loại, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm nước lợ. Tính đến cuối tháng 8, toàn huyện đã thả nuôi 4.290 ha tôm sú và tôm thẻ, vượt kế hoạch hơn 190 ha, do có một phần diện tích bà con thả nuôi ngoài vùng quy hoạch, tập trung nhiều ở xã Tài Văn và Đại Ân 2.
Hiện nhiều vựa cua trên địa bàn An Giang và Đồng Tháp lo lắng do lũ kém, mưa ít nên sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên luôn sốt giá.
Chế biến và nuôi trồng thủy sản là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Các cấp, các ngành, các chuyên gia về môi trường đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt nhằm giúp địa phương giải quyết vấn đề này một cách lâu dài và bền vững.
Khi nghe lãnh đạo xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) cho biết hộ ông Lê Minh ở thôn Đông Lâm mỗi năm xuất bán 2 triệu con cá giống, hơn 300 tấn cá thịt thương phẩm và hàng chục con bò, tổng doanh thu 12 - 14 tỷ đồng, lãi ròng khoảng 1,3 - 1,5 tỷ đồng, ai trong chúng tôi cũng bán tín bán nghi.