Nhập Khẩu Phân Bón Từ Trung Quốc Giảm Mạnh

Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm 47,9% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này.
Theo số liệu từ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, lượng phân bón nhập từ Trung Quốc vào nước ta đã giảm mạnh.
Cụ thể, trong tháng 8/2014 , khối lượng nhập khẩu phân bón các loại đạt 397 nghìn tấn với giá trị 118 triệu USD. Tính trong 8 tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khoảng 2,57 triệu tấn, kim ngạch nhập khẩu đạt 806 triệu USD, giảm 12,4% về lượng và 28,6% về giá trị so với cùng kỳ 2013.
Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 125 nghìn tấn với giá trị 38 triệu USD, giảm 70,2% vềlượng và giảm 73,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013; phân SA ước đạt 696 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu 94 triệu USD, giảm 7,3% về lượng và giảm mạnh 32,6% về giá trị.
Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm 47,9% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc 8 tháng đã giảm 20,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Các chuyên gia cho rằng, việc giảm lượng và giá trị nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc do chính sách tăng thuế nhập khẩu phân bón đã phần nào khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tự sản xuất. Số lượng, chất lượng phân bón đã,đáp ứng được một phần nhu cầu thị trường trong nước với giá thành cạnh tranh.
Related news

Công nghệ phù hợp địa hình đồi dốc ở Tây Nguyên, dễ lắp đặt và vận hành bảo dưỡng, tăng được năng suất cà phê từ 15% - 20%.

Với chiêu bài trữ hàng giá rẻ, đặt hàng giá cao, một số thương lái Trung Quốc khiến thị trường hồ tiêu ở khu vực Tây Nguyên rối loạn.

Cũng giống như các loại gia súc khác, để lựa chọn các cá thể dê làm giống phải chọn qua đời trước (ông bà, bố mẹ). Kiểm tra cá thể con giống về các đặc điểm như ngoại hình, khả năng sản xuất, khả năng thích ứng với điều kiện chăn nuôi và chọn lọc qua đời sau của chúng. Đồng thời, phải chọn lựa dê làm giống ở những cơ sở chăn nuôi dê có uy tín, đảm bảo chất lượng.

Những chú bò sữa đầu tiên được nuôi ở Hải Phòng vào giữa năm 2014. Đây là mô hình chăn nuôi mới chưa từng có từ trước tới nay ở thành phố Cảng.

Trước đây, trong chăn nuôi (chủ yếu là nuôi heo) chất cysteamine được phép sử dụng để tăng trọng, tạo nạc. Cysteamine có thể làm heo tăng trọng khoảng 33%, tăng tỷ lệ nạc 4,6%, giảm tỷ lệ mỡ 8,5%. Chất cysteamine có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe con người và bị EU cấm sử dụng trong chăn nuôi.