Nhãn Tân Yên bội thu trên đất bạc màu

Trước kia, toàn bộ khu vườn với diện tích hơn 10 sào của chị Nguyễn Thị Xuân, thôn Lục Liễu, xã Hợp Đức (Tân Yên) là vườn tạp nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2010, chị Xuân chuyển hẳn sang trồng nhãn với số lượng hơn 100 cây. Nhờ đó, vài năm gần đây, mỗi năm từ trồng nhãn, gia đình chị Xuân thu lãi khoảng 60 triệu đồng. Chị Xuân tâm sự: "Cây nhãn không phát tán nhiều như vải, ít sâu bệnh, nên hiếm khi phải phun thuốc trừ sâu, thu hoạch lại dễ dàng hơn. Vào chính vụ, thương lái các nơi về tận vườn nhà tôi thu mua."
Cây nhãn được nông dân huyện Tân Yên đưa vào trồng cách đây khoảng 20 năm, do một số hộ dân ở xã Hợp Đức lấy giống từ Hưng Yên về trồng thử. Qua quá trình chăm sóc, nhận thấy loại cây này phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, giá trị kinh tế cao, người dân loại bỏ vườn tạp, mở rộng diện tích trồng nhãn.
Nhằm nâng cao giá trị kinh tế vườn đồi, các chủ vườn đã lai tạo ra nhiều loại nhãn mới như Miền Thiết, Tiêu, thay thế dần giống nhãn Hương Chi. Ưu điểm của các loại giống này là cây phát triển khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt; quả to, cho năng suất, sản lượng cao; kéo dài thời gian thu hoạch; cùi dầy, ăn ngọt, vị thơm được thị trường ưa chuộng.
Anh Nguyễn Đức Thảo, cán bộ khuyến nông xã Hợp Đức cho biết: Hàng năm, xã tổ chức thăm quan, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các chủ vườn trồng nhãn lâu năm với các hộ mới tham gia trồng. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng, chăm sóc cây nhãn. Nhờ trồng nhãn, nhiều hộ thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm. Một điểm rất đáng quan tâm đó là huyện Tân Yên hiện có khoảng 1.200 ha đất cát pha và sỏi cơm, nếu như trồng các loại cây ăn quả khác năng suất, sản lượng có thể sẽ không cao, nhưng lại rất phù hợp để trồng nhãn, vì đây là loại cây chịu hạn tốt, dễ trồng, chăm sóc.
Hiện diện tích trồng nhãn của huyện khoảng 230 ha, tập trung ở các xã Hợp Đức, Phúc Hòa, An Dương, Việt Lập và Liên Chung với sản lượng gần 500 tấn/năm, tiêu thụ thuận lợi; giá trị kinh tế đạt khoảng 500 triệu đồng/ha, cao gần gấp đôi so với vải thiều.Năm 2015, sản lượng nhãn của Tân Yên ước đạt 550 tấn, tăng 60 tấn so với năm 2014. Hiện tại, giá nhãn bán tại vườn ở huyện Tân Yên dao động từ 20 - 25 nghìn đồng/kg, tùy loại.
Bà Đào Thu Phương, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên cho biết: Mới đây, UBND huyện tham mưu với Huyện ủy xây dựng Nghị quyết về Phát triển cây ăn quả và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi giai đoạn 2015 và những năm tiếp theo. Theo đó, UBND huyện sẽ chỉ đạo các xã có diện tích vườn đồi nhiều, có chất đất phù hợp để trồng nhãn. Đồng thời, tranh thủ nguồn kinh phí từ Trung ương, tỉnh hỗ trợ giúp nông dân đưa các loại giống nhãn có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Cùng đó, đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật tiên tiến để nâng cao hơn nữa năng suất, chất lượng cây nhãn và kéo dài thời gian thu hoạch. Tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ để đầu ra của quả nhãn ổn định.
Với định hướng đúng đắn, hi vọng, về lâu dài, sau vải thiều sớm Phúc Hòa, cây nhãn sẽ là cây hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững cho bà con nông dân. Qua đó, giúp nông dân tăng thêm thu nhập và làm giàu chính đáng trên chính vùng đất quê mình.
Trên cơ sở rà soát các xã có diện tích trồng nhãn nhiều, chúng tôi sẽ phối hợp với cơ quan chức năng hướng dẫn bà con tập huấn kỹ thuật, lai tạo thêm nhiều giống nhãn có chất lượng, nhất là nhãn muộn, giúp bà con có thu nhập cao từ loại cây ăn quả này". (Bà Đào Thu Phương, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên.)
Related news

Bắt đầu từ ngày 1/4/2015 hàng nông sản chủ yếu là dưa hấu và thanh long chờ xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng bắt đầu dồn ứ.

Sau một thời gian dài tăng mạnh, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán 2015 vừa qua, giá dâu tây tại vườn trên địa bàn Đà Lạt đã giảm mạnh.
Dự án thực hiện trên diện tích gần 100 ha đất chủ yếu đầu tư sản xuất các loại đậu và dâu tây chất lượng cao. Sáng nay (3/4), tại xã Đắc Long, UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và Công ty TNHH Kon Tum Bellest khởi công Dự án nông trại hữu cơ.
Là một trong những tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, giúp người nông dân thay đổi nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp; tiếp cận với những cách làm hay, mô hình mới, thời gian qua, Hội Làm vườn xã Tịnh Thới (TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) có nhiều hoạt động giúp hội viên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Trồng vải theo tiêu chuẩn VietGap trong 3 năm tại tỉnh Hải Dương năng suất tăng từ 20% - 30%. Vụ vải năm 2015, tỉnh Hải Dương phấn đấu sản xuất khoảng 1.500 ha vải theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, diện tích được giám sát, cấp giấy chứng nhận là khoảng 150 ha.