Nhân điều Việt Nam chiếm gần 1/2 giá trị xuất khẩu toàn cầu

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2015 dự kiến kim ngạch nhân điều xuất khẩu của Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, chiếm gần 1/2 giá trị thương mại nhân điều toàn cầu.
Nếu như các mặt hàng nông sản xuất khẩu như cao su, cà phê, gạo đang giảm về cả giá và lượng, thì hạt điều xuất khẩu vẫn duy trì được đà tăng trưởng nhờ giá xuất khẩu tăng và nhu cầu đang tốt.
Trong 9 tháng năm 2015, giá hạt điều xuất khẩu tăng 10,25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu điều ước đạt 1,78 tỷ USD, tăng 20,62% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng với kim ngạch 304 triệu USD.
Nhân điểu Việt Nam chiếm gần 1/2 giá trị thương mại nhân điều toàn cầu.
Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc tiếp tục là 3 thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam.
Các thị trường có kim ngạch tăng mạnh là Đức, Thái Lan, Hoa Kỳ, Hà Lan và UAE.
Dự báo, những tháng cuối năm, thị trường điều thế giới sẽ có những chuyển biến tích cực do nhu cầu tăng cao từ các thị trường châu Mỹ, châu Âu và châu Á cho đợt mua hàng quan trọng nhất trong năm, đó là Giáng sinh và Tết Dương lịch 2016.
Với những kết quả dự báo đạt được, ngành điều Việt Nam sẽ đánh dấu mốc chiếm gần 1/2 tổng giá trị nhân điều xuất khẩu của toàn cầu.
Cụ thể, giá trị thương mại ngành điều thế giới ước khoảng 8 tỉ USD, bao gồm 5 tỉ USD thương mại nhân điều và 3 tỉ USD thương mại điều thô.
Related news

Con banh lông là loại hải sản còn ít người biết đến. Nhìn bề ngoài banh lông có hình dạng tròn như trái banh loại nhỏ, sống vùi sâu dưới lớp bùn. Lâu nay hầu như ngư dân ít khai thác loại hải sản này.

Nhiều năm trở lại đây, nuôi tôm trên cát ở vùng ven biển tỉnh Quảng Bình phát triển khá mạnh với diện tích tăng lên mỗi năm. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch vùng nuôi mang tính chiến lược vẫn còn nhiều hạn chế và việc nuôi tôm trên cát phát triển manh mún, tự phát. Vì vậy, để hướng đến mục tiêu phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thì việc tháo gỡ những khó khăn và mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi tôm là điều cần thiết.

Trên địa bàn huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) hiện có 27.300ha cà phê. Nhận thấy nhu cầu rất lớn về cây giống phục vụ cho Chương trình tái canh cà phê, ông Bùi Đình Thám (thôn 12, xã Lộc Thành) đã mạnh dạn dành 2.000m2 đất, trong tổng số 4.000m2 đất vườn nhà, để sản xuất cây cà phê giống cao sản, cung ứng cho thị trường.

Người nuôi cá rô đầu vuông ở ĐBSCL đang lâm vào tình cảnh của người nuôi cá tra, “chết đứng” hàng loạt. Thê thảm nhất có lẽ là người nuôi ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Đây chính là nơi gần 10 năm trước khởi nguồn phong trào nuôi cá rô đầu vuông khắp ĐBSCL.

Giá muối SX thủ công tại Khánh Hoà hiện đang ở mức từ 650-800 ngàn đồng/tấn, tăng từ 50-100 ngàn đồng/tấn so với tháng trước.