Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhà Vườn Trồng Thanh Long Đang Cần Hỗ Trợ

Nhà Vườn Trồng Thanh Long Đang Cần Hỗ Trợ
Publish date: Monday. September 8th, 2014

Nếu xét về ưu thế, Trà Vinh cũng như các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây thanh long ruột đỏ (thanh long), nhất là từ khi dự án ngọt hóa Nam Mang Thít đưa vào sử dụng.

Tuy hiện nay trồng thanh long đã có phong trào mạnh, nhưng các cơ quan chuyên môn đã khuyến cáo nhà vườn về bài học “cung” lớn hơn “cầu”, về giá cả đầu ra mà các tỉnh, thành bạn đã và đang gặp phải nhiều khó khăn.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), toàn tỉnh hiện có gần 100ha thanh long. Trong đó, diện tích cho trái chiếm khoảng 70%, năng suất từ 18-22 tấn/ha/năm, được trồng tập trung tại các huyện Càng Long (gần 60ha) và rải rác ở Cầu Kè, Châu Thành và Tiểu Cần. Đặc biệt, có gần 23ha thanh long của Hợp tác xã (HTX) Thanh long ruột đỏ xã Đức Mỹ, huyện Càng Long đã được chứng nhận VietGAP.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, giống thanh long được trồng trên địa bàn tỉnh hiện nay là thanh long Long Định 1. Đây là loại giống tốt, trọng lượng từ 0,35-0,8 kg/trái, trái có hình dáng đẹp, năng suất, chất lượng cao và đạt chuẩn xuất khẩu. Cây cho trái 01 năm sau khi trồng, năng suất từ 06-10 kg/trụ/năm, cây 02 năm tuổi năng suất đạt 10-12kg/trụ/năm và cây sau 03 năm tuổi trở lên đạt từ 25-30 kg/trụ/năm (sản lượng tương đương 20-25 tấn/ha/năm).

Thực tế, đối với thổ nhưỡng của tỉnh, thanh long dễ trồng, cho trái quanh năm, thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, sinh trưởng tốt, ra hoa tập trung, tỷ lệ đậu trái cao và ruột màu đỏ, khi ăn có mùi thơm, vị ngọt đặc trưng, vỏ mỏng hơn trái thanh long thường nên hiện nay đang được người tiêu dùng ưa chuộng.

Với chức năng và nhiệm vụ của ngành, những năm qua, Sở NN-PTNT luôn chú trọng chuyển giao khoa học-kỹ thuật trên cây trồng vật nuôi. Riêng đối với cây thanh long, Sở đã chỉ đạo Hội Làm vườn, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật triển khai tập huấn chuyển giao khoa học-kỹ thuật trồng thanh được 09 lớp cho 405 lượt nông dân; chỉ đạo các bộ phận chuyên môn trực thuộc tổ chức tuyển chọn những hộ trồng thanh long giỏi tham gia “Hội thi trái ngon, an toàn” khu vực Nam bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh và “Hội thi trái ngon” tại tỉnh Tiền Giang, tham dự Festival Cần Thơ, MDEC Vĩnh Long, “Hội chợ giống nông nghiệp” tại Thành phố Hồ Chí Minh…

Qua đó, đã đạt 01 giải nhất, 03 giải nhì, 02 giải ba và 02 giải khuyến khích. Thông qua đó, tạo điều kiện cho các nhà vườn giao lưu học hỏi, tiếp cận tiến bộ khoa học-kỹ thuật trong trồng và chăm sóc thanh long cũng như nắm bắt cơ hội, tìm đầu ra cho trái thanh long.

Sở cũng đã chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn tập huấn, hướng dẫn các hộ nông dân xây dựng tổ hợp tác và HTX phù hợp với Luật Hợp tác xã năm 2012; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và Phòng NN-PTNT của các huyện tạo điều kiện cho nhà vườn trồng thanh long tham gia các kỳ hội chợ, hội thảo các buổi tọa đàm về kỹ thuật, cách xử lý ra hoa cũng như phòng trừ dịch bệnh và liên kết chuỗi được tổ chức trong và ngoài tỉnh.

Từ những thuận lợi trên, đến nay cây thanh long hoàn toàn có đủ các điều kiện phát triển. Đặc biệt, Trà Vinh là vùng đất phù sa có thể trồng cây ăn trái trên 30.000ha, trong đó có thể phát triển diện tích thanh long từ 4.000-5.000ha, có đủ điều kiện về mọi mặt để thực hiện cho thanh long ra hoa rải vụ quanh năm nhưng vẫn đạt năng suất cao, nhưng với điều kiện là thị trường đầu ra phải ổn định.

Dự án Nam Mang Thít đã được khép kín, hoàn chỉnh, đảm bảo nguồn nước sông không nhiễm mặn và có thể cung cấp nguồn nước mặt dồi dào đủ để tưới trong mùa nắng cũng như thoát nước trong mùa mưa và hầu hết các địa phương trồng thanh long đều có mạng lưới điện quốc gia phủ kín, giao thông thủy, bộ thuận lợi.

Đặc biệt, các nhà vườn trồng thanh long trong tỉnh đã tích lũy được kinh nghiệm trong sản xuất cây giống, kỹ thuật trồng và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Thêm nữa trong thời gian gần đây các Sở, ngành trong tỉnh đã chú ý, bước đầu hỗ trợ nông dân nghiên cứu, đánh giá tính thích nghi và xây dựng thương hiệu VietGAP đối với trái thanh long.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, hiện nay nhà vườn thanh long đang gặp phải những khó khăn nhất định. Đó là, diện tích thanh long hiện nay chủ yếu do trồng tự phát, quy mô nhỏ, phân tán, nhận thức của nhà vườn về sản xuất hàng hóa và tiêu thụ có hợp đồng bao tiêu sản phẩm lâu dài, bền vững chưa thật thấu đáo.

Cái khó nhất hiện nay là tỉnh chưa đưa cây thanh long vào quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, nên chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể, nhà vườn thiếu thông tin về thị trường, giá đầu ra thường bấp bênh, việc gắn kết công đoạn sản xuất-thu mua chỉ mới bắt đầu, kết quả còn rất khiêm tốn và chưa được tổ chức chặt chẽ.

Đặc biệt, cơ sở bảo quản và hợp đồng với các hệ thống phân phối chợ đầu mối, trung tâm thương mại...hầu như chưa có; độ đồng đều, hình dáng, kích thước, trọng lượng, màu sắc… của trái thanh long do các nhà vườn trồng hiện nay chưa đồng bộ, còn khác biệt.

Việc tổ chức theo hướng VietGAP mới bắt đầu hình thành, các yếu tố đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn bất cập. Các tổ hợp tác, HTX sản xuất mới bước đầu hình thành và có quy mô sản xuất nhỏ, ít vốn, năng lực mở rộng sản xuất kinh doanh hạn chế và chưa tạo được thương hiệu có uy tín trên thị trường, thiếu thông tin và dự báo thị trường xuất khẩu từ các cơ quan có chức năng của Nhà nước...

Tại cuộc hội thảo liên kết chuỗi tiêu thụ thanh long, được tổ chức tại xã Đức Mỹ, huyện Càng Long vừa qua, lãnh đạo Sở NN-PTNT đã khẳng định: Để cây thanh long của Trà Vinh được phát triển và vươn xa, cần xây dựng các tổ hợp tác, HTX sản xuất đạt chứng nhận VietGAP. Đồng thời, sớm xây dựng vùng nguyên liệu với kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng gắn với thương hiệu.

Đặc biệt, phải có sự ký kết hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm của các doanh nghiệp, chú trọng nâng cấp các vườn giống đầu dòng để sản xuất cây giống tại chỗ đạt chất lượng và không ngừng áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất như xử lý ra hoa rải vụ, giảm chi phí trong sản xuất, giảm giá thành… nhằm tăng lợi nhuận… Thực hiện các điều đó, ngoài nông dân còn phải có sự vào cuộc của các sở, ngành hữu quan.


Related news

Rau xanh tăng giá hơn hai lần Rau xanh tăng giá hơn hai lần

Bước sang tuần cuối tháng 9, giá rau xanh tại Hà Nội tăng giá mạnh, gấp hơn hai lần so với hồi đầu tháng.

Friday. September 25th, 2015
Người trồng tiêu thắng lớn nhờ năng suất cao, giá ổn định Người trồng tiêu thắng lớn nhờ năng suất cao, giá ổn định

Đánh giá của các hộ trồng tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai cho thấy, năm nay thời tiết khá thuận lợi nên hầu hết các vườn trồng hồ tiêu phát triển khá tốt.

Friday. September 25th, 2015
Chăn nuôi gà theo hướng hàng hóa và bền vững giải pháp nào tạo đột phá Chăn nuôi gà theo hướng hàng hóa và bền vững giải pháp nào tạo đột phá

Những năm qua, ngành chăn nuôi gà của tỉnh đã có bước phát triển đáng kể nhưng thực tế cho thấy vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và nhiều rủi ro. Vậy đâu là giải pháp để tạo cú hích cho lĩnh vực này?

Friday. September 25th, 2015
Sẽ sửa đổi chính sách phát triển thủy sản Sẽ sửa đổi chính sách phát triển thủy sản

Tại buổi làm việc giữa Bộ NN&PTNT với UBND tỉnh triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (gọi tắt là Nghị định 67) diễn ra chiều ngày 21.9.

Friday. September 25th, 2015
Agribank đưa vốn vào nông nghiệp, nông thôn Agribank đưa vốn vào nông nghiệp, nông thôn

Xác định vai trò đồng hành với nông dân trên lĩnh vực nông nghiệp, thời gian qua Agribank Quảng Nam đã trở thành ngân hàng tiên phong trong việc triển khai, thực hiện cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Friday. September 25th, 2015