Nguyên tắc chung nuôi cá đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Địa điểm và công trình nuôi: Địa điểm nuôi phải nằm trong vùng được quy hoạch cho nuôi thủy sản của địa phương hoặc được cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Nơi đặt lồng, bè phải thoáng, không bị ô nhiễm, có chất lượng nước phù hợp và có độ sâu ít nhất 3 m, có dòng chảy thẳng và liên tục, xa nơi tập trung đông dân và nhiều tàu thuyền qua lại, xa bến cảng, nơi sóng gió lớn, có nhiều rong và cây cỏ thủy sinh.
- Thức ăn: Đảm bảo chất lượng, phù hợp với từng giai đoạn nuôi, không bị nhiễm mốc, không trộn hóa chất, kháng sinh bị cấm. Khuyến khích sử dụng thức ăn công nghiệp nhưng phái được phép lưu hành tại Việt Nam, còn hạn sử dụng và có nhãn bao bì rõ ràng, được bảo quản tốt để không bị ẩm mốc. Đảm bào cho cá ăn theo 4 định: Định lượng, định thời gian, định địa điểm và định số lần cho ăn.
- Chất lượng nước nuôi: Phải đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm, kiểm soát được các nguồn lây nhỉễm. Các khu vệ sinh, công trình phụ đặt xa lồng nuôi và phải xử lý tốt để tránh gây nhiễm bẩn lồng nuôi.
- Chăm sóc cá nuôi: Thường xuyên kiểm tra tốc độ sinh trưởng và sức khòe cá nuôi. Tiến hành các biện pháp phòng bệnh cho cá. Khi xuất hiện bệnh phải tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn để xử lý kịp thời, sử dụng hóa chất, kháng sình phòng trị bệnh theo đúng quy định. Các dụng cụ, thiết bị phục vụ việc nuôi cá phảỉ được làm bằng vật liệu không độc hại, dễ làm vệ sinh khử trùng sạch sẽ và phải bảo quản tốt sau khi dùng.
Related news
Cá điêu hồng còn gọi là cá diêu hồng hoặc cá rô phi đỏ, có xuất xứ từ Đài Loan. Năm 1990, chúng được nhập từ Học viện Công nghệ Châu Á (AIT) về Việt Nam
Vật liệu để làm khung lồng là gỗ, tre, hóp, luồng già có đường kính 12 -15 cm, hoặc ống kẽm, ống sắt mạ có đường kính 27 - 32 mm.
Cá yếu, bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn; hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, nội tạng và cơ xuất huyết; máu loãng; thận, gan, lá lách mềm nhũn.