Người Trồng Nấm Sáng Tạo

Ông Tuyên còn nghĩ ra cách biến những bịch nguyên liệu thải này thành phân vi sinh. Hiện ông đang làm thử nghiệm và bước đầu đã thành công. “Tôi dự định sẽ đăng ký sáng kiến này thành một đề tài khoa học đàng hoàng” - ông Tuyên khẳng định.
Năm 1983, mối tình đẹp của đôi trai gái đã đơm hoa kết trái. Về sống chung chưa quen hơi thì một tai nạn kinh hoàng xảy ra với bà Minh. Hôm đó, bà Minh đi rừng bị rết độc cắn vào bàn chân trái. Chỉ trong chốc lát bàn chân đã bị hoại tử, chất kịch độc đó khiến bà ngất lịm.
Các lang y cao tay nơi đây đều “bó tay” không tìm ra thuốc. Ở Như Xuân suốt 3 năm mà bệnh của vợ chưa khỏi, ông Tuyên quyết tâm quay trở lại quê hương Thiệu Khánh. Mục đích của ông là ở gần bệnh viện tỉnh để chữa bệnh cho vợ. Vừa chăm sóc vợ ốm, ông Tuyên vừa kiếm kế sinh nhai.
Vốn yêu nghề nhiếp ảnh, hàng ngày ông đi khắp nơi chụp ảnh rồi quay video. Đám ma, đám cưới nào cũng có mặt ông. Không quản ngại đêm hôm, địa điểm xa gần, nơi nào cần là ông đến. Về Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa điều trị được một thời gian, sức khỏe của bà Minh đã khá hơn.
Đúng năm đó ông bà nhận tin vui là bà Minh có thai. Niềm vui ngắn chẳng tày gang, bà Minh vốn bị trẹo cột sống, có thai được vài tháng, bà không thể tự đi lại được, cái chân bị rết cắn cũng chưa khỏi hẳn. Bà muốn đi đâu đều do chồng cõng. “Khổ thân ông ấy, làm lụng cả ngày vất vả, về nhà lại phải căng mình ra chăm sóc vợ chửa.
Bụng tôi thì to, ông ấy phải khéo lắm mới cõng được tôi…” - bà Minh nhớ lại. Suốt 9 tháng 10 ngày bà Minh mang thai, ông Tuyên tận tình lo cho vợ đến nơi đến chốn.
Vợ sinh con trai đầu lòng, ông mừng như bắt được vàng, nhưng vợ ông vẫn vậy, chưa thể đi lại được. Mọi sinh hoạt của vợ đều phải có ông phụ giúp. Đêm vợ ngủ, ông thức ôm con. Suốt 3 năm, một nách nuôi con, một tay chăm vợ mà ông không nề hà.
Chính vì nuôi vợ ốm, con thơ nên từ ngày trở về quê, năm nào, tên ông bà cũng có trong danh sách hộ nghèo của thôn. Khó khăn là vậy, nhưng chưa bao giờ ông buông xuôi mọi việc. Thời gian nông nhàn là ông lại chở vợ đi khắp nơi chụp ảnh thuê.
Thời gian thấm thoắt trôi nhanh, tình yêu mãnh liệt của ông Tuyên giống như một liều thuốc thần giúp bà Minh phục hồi sức khỏe. Đứa con trai cũng dần khôn lớn. Năm 1990, bà Minh sinh hạ thêm 1 cô con gái. Giờ đây cả gia đình ông sống quây quần bên trại nấm.
Dự kiến năm tới, ông sẽ dần mở rộng trại nấm gấp đôi, gấp ba so với hiện tại. Ông Tuyên cho rằng, trồng nấm dễ bán, lại nhanh thu hồi vốn, không phải đầu tư nhiều lại tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương.
Related news

Chỉ bằng nghề trồng chuối tây, hàng trăm hộ dân ở xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã có thu nhập từ 100 triệu đồng/hộ trở lên. Chuối tây ở Kim Bình giờ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng và giá cả ổn định.

Không để cái nghèo đói đeo bám khi quanh năm gắn bó với ruộng nương, lão nông Păng Ting Sin đã mạnh dạn chuyển đổi canh tác cây trồng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao và ông đã thành công với 1ha hoa hồng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

"Tôi học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm bền vững trên vùng cát nên mới tự tin “dốc” hết vốn liếng, nhân lực để cải tạo và tổ chức sản xuất. Giờ đây, vùng này đã trở thành điểm nuôi trồng thủy sản trù phú bậc nhất của tỉnh Ninh Thuận…”

Mục tiêu của TP.Hội An là phát triển nông nghiệp xanh và sạch để làm động lực cho phát triển bền vững ngành thương mại - du lịch trong những năm tới.

Đây là khởi động thực hiện chương trình hợp tác phát triển trên lĩnh vực nông nghiệp giữa 2 tỉnh Lào Cai – Lâm Đồng.