Người sở hữu 300 con gà re quý hiếm
Ông Phạm Văn Rạch (SN 1976, ở thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) đã khổ công tìm kiếm, gầy đàn và hiện trở thành người có đàn gà re quý nhiều nhất ở Quảng Ngãi, với 300 con.
Theo lời ông Rạch và nhiều già làng ở Ba Tơ thì gà re vốn là gà rừng được đồng bào Hre thuần hóa cách đây hàng trăm năm; đồng thời lấy luôn tên của dân tộc mình đặt cho nó.
Ông Rạch kể: Khoảng 15 năm về trước, hầu như gia đình người Hre nào cũng nuôi giống gà này.
Gà re là vật không thể thiếu khi cúng Giàng của đồng bào.
Tuy nhiên, gần đây khi đời sống của đại đa số gia đình người Hre được nâng lên, hàng hóa và thực phẩm từ miền xuôi ùn ùn tràn lên, nhiều gia đình không còn nuôi giống gà này, dẫn đến giống gà re mất dần và trở nên rất hiếm.
Không đành lòng để giống gà quý bị tuyệt chủng, ông Rạch quyết chí gây dựng lại giống gà này.
Ông Rạch và một cặp gà re giống.
Sau nhiều lần vất vả tìm vào các bản làng người Hre của huyện và cả tỉnh lân cận Kon Tum lùng tìm, năm 2002 ông Rạch đã mua được con gà trống giống nặng khoảng 1kg, với giá 120.000 đồng, “bằng giá con heo”.
Ngoài ra, ông được bà con cho 3 con gà mái giống. Sau gần 4 năm gây đàn, không tính số đã bán và cho bà con trong vùng nuôi, hiện nay, ông có 300 con, và trở thành người có đàn gà re nhiều nhất ở Quảng Ngãi.
Gà re có hình dáng thấp, nhỏ và chân gà re có 2 màu chì và vàng; trọng lượng khi trưởng thành khoảng 1,2 kg/con.
Thời gian nuôi từ 7-12 tháng, lâu hơn so với 5-6 tháng của gà bình thường. Tuy có gốc từ gà rừng, thế nhưng bộ lông của gà re không sặc sỡ, mà chỉ có 3 màu: Đen, trắng ngà và nổ (đen xen trắng).
Với chất lượng thịt thơm ngon, dai, ngọt nên gà re được người tiêu dùng ưa thích. Tuy giá bán có thời điểm lên đến 200.000-250.000 đồng/kg, đắt hơn gấp từ 2-2,5 lần so với gà thường thế nhưng không dễ để mua được.
Với giá bán cao và nhu cầu tiêu thụ lớn, nên trong tương lai gần, việc thu về hàng trăm triệu đồng/năm từ giống gà re của ông Rạch là chuyện trong tầm tay. Và điều có ý nghĩa không kém đó là ông Rạch đã góp phần lớn trong việc phát triển lại giống gà quý của cộng đồng người Hre ở Quảng Ngãi.
Related news
Cơ hội mà Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra cho nền kinh tế Việt Nam là “lớn” nhất trong lịch sử. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may vào năm 2020 có khả năng đạt trên 20 tỷ USD.
“Riêng ở Hà Tĩnh tỉnh kiện toàn bộ máy hoàn thiện ngoài văn phòng điều phối chuyên trách còn cử 12 cán bộ sở, ngành biệt phái về làm việc cùng với Ban điều phối NTM tỉnh. Vậy nên ở Hà Tĩnh người ta thường gọi Ban điều phối NTM là ban “nóng” nhất tỉnh với khối lượng công việc đồ sộ”.
PV có cuộc trao đổi với ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.
Suốt 4 năm, đổ bao công sức xuống vùng đất bạc màu, khô cằn sỏi đá ông Nguyễn Văn Thái đã làm hồi sinh những quả đồi trọc ở xóm 3, xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Từng hàng bưởi đỏ, bưởi da xanh tươi tốt của ông đã dần thay thế cho lớp đất bạc màu nơi này…
Ngày 9.10, Phòng Kinh tế thị Sông Cầu (Phú Yên) thông tin, khoảng một tháng qua, giá muối thô đã lên mức 450.000 đồng/tấn (tăng 100.000 đồng/tấn), muối sạch 740.000 đồng/tấn (tăng 140.000 đồng/tấn).