Người Nuôi Dông Điêu Đứng
Gần 10 năm trở về trước, nhà nhà ở Phú Quý (Bình Thuận) nuôi dông.
Thời ấy giá 1 ký dông giống lên đến 450.000 đồng, mặc dù vậy nhiều người vẫn bỏ ra một khoản tiền lớn để nuôi động vật này. Đến nay, do nhu cầu tiêu thụ dông của các nhà hàng trong đất liền xuống thấp, người nuôi dông ở Phú Quý bị điêu đứng vì đầu ra. Thời điểm mà nghề nuôi dông trên đảo ăn nên làm ra là vào đầu năm 2008 đến cuối năm 2012.
Khi đó một số người dân tự vào đất liền tìm đầu ra cho con dông Phú Quý, sau đó thì ký hợp đồng cung cấp dông cho các nhà hàng tại Phan Thiết, rồi dần ra Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh. Thu nhập ròng (đã trừ chi phí) của người nuôi dông Phú Quý từ 50 - 60 triệu đồng/ năm. Thậm chí người nuôi nhiều đến 100 triệu đồng/ năm. Từ đó mô hình nuôi dông thương phẩm trên đảo Phú Quý phát triển khá nhanh. Theo thống kê có thời điểm, Phú Quý trên 100 hộ nuôi dông.
Từ đầu năm 2013 đến nay, các nhà hàng trong đất liền không có nhu cầu đặt hàng con dông nữa, hoặc có nhưng với giá rất thấp, chỉ còn 200.000 đồng/kg, và phải là dông đực, trọng lượng từ 3 - 6 lạng trở lên, còn dông cái thì không mua. Trong khi đó, để có 1 ký dông thịt, người nuôi trên đảo phải mất từ 170.000 - 180.000 đồng cho nhiều khoản chi phí. Người nuôi dông trên đảo vì vậy mà điêu đứng.
“Từ đầu năm đến nay, gia đình tôi chưa bán được 1 ký dông nào vì giá quá thấp... Nếu bán 1 ký dông, tôi lỗ mất 90.000 đồng. Giờ chỉ còn biết “nuôi cầm chừng chờ giá lên”, ông Nguyễn Thửu – xã Tam Thanh là một trong những người nuôi dông số lượng lớn trên đảo, cho biết.
Điều dễ thấy ở nuôi con dông là sự dễ nuôi, thức ăn đa dạng có sẵn từ thiên nhiên, cho nên dù dông mất giá, không có đầu ra nhưng đa số người nuôi vẫn chờ đợi một cơ hội. Một thực tế khó chấp nhận là hiện nay giá dông giống trên đảo chỉ còn 290.000 đồng/kg, nhưng ngược lại giá dông bán thịt lại ở mức 200.000 đồng/kg. Đây cũng là lời cảnh báo cho những hộ gia đình đang nuôi và dự định nuôi dông cần phải cân nhắc kỹ đầu ra để tính toán, cũng như thường xuyên nắm thông tin thị trường, tránh bị thiệt hại về kinh tế.
Related news
Hiện nay, diện tích chuyên NTTS ở các vùng triều trên địa bàn tỉnh là 18.050 ha, trong đó, nuôi nước ngọt 10.350 ha; nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha. Để hoạt động NTTS của người dân đạt hiệu quả, ngay từ đầu vụ nuôi ngành thủy sản đã phối hợp với các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về các đối tượng nuôi, quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.
Chi cục Nông - lâm sản và Thủy sản cho biết, toàn tỉnh hiện có trên 20 cơ sở sản xuất khô được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, số cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận còn khá nhiều. Đơn vị đang tiếp tục hướng dẫn cơ sở hoàn thiện thủ tục theo đúng quy định để việc sản xuất khô đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chỉ với những cột "chà" được làm bằng tre và lá dừa thả chìm dưới đáy biển ngư dân ở các xã bãi ngang ven biển Mộ Đức (Quảng ngãi) đã có thể dụ được cá, mực... vào trú ngụ để đánh bắt. Thả "chà" là một "sáng tạo đặc biệt" của những ngư dân vùng bãi ngang từ bao đời nay.
Hiện toàn huyện Định Quán đang có 148 trang trại, hộ gia đình tham gia nuôi cá sấu với tổng cộng trên 94 ngàn cá thể. Đây là loài động vật hung dữ, vì vậy ngoài việc yêu cầu các hộ chăn nuôi tuân thủ nghiêm ngặt về quy cách chuồng trại, đòi hỏi các ngành chức năng phải có biện pháp để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi.
Trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang yếu thế khi phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì sắp tới, ngành này lại phải đối mặt với con sóng lớn khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Đặc biệt, chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất.