Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Nuôi Cá Bè Cần Được Hỗ Trợ

Người Nuôi Cá Bè Cần Được Hỗ Trợ
Publish date: Tuesday. November 19th, 2013

Những năm gần đây, người nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông luôn thắc thỏm lo âu trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông.

Ông Nguyễn Văn Thấy (73 tuổi), ngụ tổ 3, ấp Voi, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu (khu vực hạ du cầu Gò Dầu) là một trong những người nuôi cá bè lâu năm ở đây.

Ông Thấy quê ở An Giang, lên Tây Ninh mưu sinh từ 20 năm trước. Lúc mới về đây, gia đình ông hoàn toàn trắng tay, chỉ có chiếc ghe nhỏ cũ vừa là “nhà”, vừa là phương tiện đánh bắt cá kiếm sống.

Ngoài cá đánh bắt được trên sông, nguồn thu từ nuôi cá bè rất quan trọng. "Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, cá sông đã dần cạn kiệt”, ông Thấy nói.

Cần cù lao động và biết cách nuôi cá hiệu quả nên dần dà hai vợ chồng ông dành dụm mua được đất, cất được nhà, sắm sửa thêm phương tiện đánh bắt cá. Sau 20 năm, các con ông giờ đã trưởng thành và đều có cuộc sống ổn định. Hiện nhà ông Thấy có 3 lao động chính (ông Thấy và hai con) nhưng mỗi năm có thu nhập khoảng 200 triệu đồng từ nuôi cá lóc bè và đánh bắt thuỷ sản trên sông.

Theo ông Trần Ngọc Yến – Phó Chủ tịch UBND xã An Thạnh, ông Thấy được xem là người đầu tiên nuôi cá bè và phát triển nghề này ở khu vực ven sông Vàm thuộc xã An Thạnh (hiện có khoảng 20 hộ nuôi, tương đối hiệu quả). Những người nuôi cá bè chưa có kinh nghiệm thường tìm đến nhờ ông Thấy hướng dẫn kỹ thuật.

Ông Thấy cho biết, để nuôi cá hiệu quả, đầu tiên là phải chọn giống kỹ. Cá giống được ông đặt mua từ một tỉnh miền Tây, sau khi chọn lựa kỹ và đặt hợp đồng dài hạn. Mỗi đợt, ông mua trên dưới 10 ngàn con cá giống, một phần để nuôi, một phần bán cho các hộ nuôi cá bè khác. “Thả nuôi giống tốt, khoẻ thì người nuôi đỡ lo cá chậm phát triển, ít mắc bệnh nên giảm được chi phí phát sinh”.

Do ở ven sông, gia đình có phương tiện và kinh nghiệm đánh bắt cá nên ông Thấy và các con bỏ công đi bắt cá mồi nuôi cá lóc, giảm đáng kể chi phí mua thức ăn cho cá. Ông cho biết, để có một tấn cá thịt, người nuôi tốn bình quân khoảng 4 tấn cá mồi, chi phí thấp nhất cũng khoảng 20 triệu đồng/tấn.

Trong khi đó, mỗi lứa cá dao động từ 90 đến 100 ngày nuôi, nếu chịu khó đi bắt cá mồi sẽ tiết kiệm được hàng chục triệu đồng, bình quân mỗi ngày bớt được khoảng nửa triệu đồng tiền thức ăn cho cá.

Tuy nhiên, những năm gần đây, người nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông luôn thắc thỏm lo âu trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông. “Dù cá lóc bè có sức đề kháng tốt nhưng những khi nước sông ô nhiễm nặng mà chúng tôi không phát hiện kịp thời để xử lý nước hoặc đưa cá lên ao trên bờ thì thế nào cá cũng bị ảnh hưởng, chậm lớn, trọng lượng giảm hoặc bị bệnh”, ông Thấy cho biết thêm.

Theo Phó chủ tịch UBND xã An Thạnh, hiện người nuôi cá khu vực ven sông thuộc địa bàn xã cần được cơ quan chuyên môn hướng dẫn thêm về kỹ thuật và cần được hỗ trợ vốn để họ giảm chi phí do phải “vay nóng” bên ngoài.

Nếu nguồn nước sông không bị ô nhiễm, người dân được trang bị kỹ thuật nuôi và có đủ vốn, nghề nuôi cá bè sẽ giúp nhiều người thoát nghèo.


Related news

Khai Thác Hiệu Quả Lợi Thế Biển Cho Nuôi Trồng Khai Thác Hiệu Quả Lợi Thế Biển Cho Nuôi Trồng

Phát huy lợi thế từ biển, người dân các tỉnh ven biển Kiên Giang, Cà Mau đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro…

Tuesday. June 24th, 2014
Cây Ca Cao Ở 3 Huyện Phía Nam, Thêm Một Bài Học Cây Ca Cao Ở 3 Huyện Phía Nam, Thêm Một Bài Học

Chuyến công tác về lại 3 huyện phía nam là Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai (Lâm Đồng) trong những ngày đầu tháng 5 này, chúng tôi thêm một lần nữa chứng kiến cảnh dở khóc dở cười của nông dân về chuyện “trồng - phá, phá - trồng” cây ca cao.

Tuesday. June 3rd, 2014
Cà Mau Nuôi Tôm Khép Kín Cà Mau Nuôi Tôm Khép Kín

Bà Lâm Kim Huệ, ở ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau), nuôi tôm khép kín trong 4.000m2, vừa thu được 7 tấn tôm chân trắng. “Tôi nuôi tôm 4- 5 năm rồi nhưng chỉ thu được chừng 2 tấn với kích cỡ tôm 100 con/kg, giá bán thấp.

Tuesday. June 24th, 2014
Quảng Bạch (Bắc Kạn) Mở Rộng Diện Tích Trồng Hồng Không Hạt Quảng Bạch (Bắc Kạn) Mở Rộng Diện Tích Trồng Hồng Không Hạt

Cây hồng không hạt được người dân xã Quảng Bạch (Chợ Đồn - Bắc Kạn) đưa về trồng từ khá lâu. Đây là loại cây hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, cho chất lượng quả thơm, ngon không kém so với các nơi khác. Để cây hồng trở thành cây trồng mũi nhọn kinh tế, xã Quảng Bạch đang vận động nhân dân mở rộng diện tích, tiến tới hình thành vùng trồng hồng không hạt hàng hóa.

Tuesday. June 3rd, 2014
Bình Thuận Tìm Đường Mới Cho Thanh Long Xuất Ngoại Bình Thuận Tìm Đường Mới Cho Thanh Long Xuất Ngoại

Từ đầu năm đến nay thị trường thanh long của tỉnh Bình Thuận bị biến động mạnh, giá sụt giảm, thị trường xuất khẩu thu hẹp, chất lượng sản phẩm giảm làm cho nhiều nhà vườn lao đao…Tìm và mở thị trường mới là nhu cầu cấp bách của thanh long Bình Thuận.

Tuesday. June 24th, 2014