Ngư Dân Bình Chánh (Bình Sơn - Quảng Ngãi) Trúng Đậm Mùa Mực Ở Trường Sa

Gần 3 năm qua nghề câu mực khơi xa ở xã Bình Chánh (Bình Sơn - Quảng Ngãi) liên tiếp bị mất mùa, mất giá khiến nhiều ngư dân phải chuyển đổi sang nghề lưới vây. Thế nhưng mùa biển năm nay ngư dân trúng đậm mùa mực, giá thu mua lại tăng lên 30% nên bà con ngư dân rất phấn khởi.
Bình quân, sau gần 3 tháng bám biển ở quần đảo Trường Sa mỗi tàu câu được 30 tấn mực khô, có tàu đạt 34 đến 37 tấn, doanh thu khoảng 2,5 tỷ đồng/tàu. Hơn 2 năm qua, giá mực khô liên tục sụt giảm, nhiều chuyến biển tàu thuyền ra khơi không đủ tổn phí. Vì vậy khi giá mực tăng 30% (bằng thời điểm cuối năm 2011) sẽ giúp nhiều ngư dân có thêm động lực để bám biển và cải thiện thu nhập cho gia đình.
Theo các ngư dân có kinh nghiệm, muốn câu được nhiều mực các tàu thuyền ở đây phải đi đến vùng biển quần đảo Trường Sa, cách bờ hàng trăm hải lý; đồng thời người thuyền trưởng phải thức trắng cả đêm lẫn ngày để điều khiển con tàu đi đúng hướng, dò tìm những nơi có nhiều mực để câu.
Nếu tính thời gian tàu chạy phải mất 3 ngày, 3 đêm mới đến nơi. Mỗi chuyến ra khơi thường kéo dài từ 2 tháng đến 3 tháng mới vào bờ một lần, tổng chi phí lương thực, dầu mỡ trên 300 triệu đồng. Vì vậy mỗi chuyến ra khơi, tàu phải khai thác được 20 tấn mực khô trở lên mới có lãi dư giả.
Theo đại diện UBND xã Bình Chánh, địa phương có 103 chiếc tàu thuyền hoạt động khai thác hải sản, trong đó có 57 chiếc (chủ yếu ở thôn Mỹ Tân) hành nghề câu mực khơi xuất khẩu. 5 tháng đầu năm nay, ngư dân xã Bình Chánh đã khai thác được 1.450 tấn mực khô, giá trị ước đạt gần 110 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm giá trị khai thác hải sản ở xã chiếm từ 65 - 70% so với tổng giá trị kinh tế trên các lĩnh vực.
Chuyến biển vừa qua, tàu nào ra khơi cũng đều trúng đậm, mực đầy ắp khoang thuyền. Vì vậy về đến bờ các chủ tàu tranh thủ bán mực, mua lương thực, thực phẩm để chuẩn bị cho chuyến biển tiếp theo. Mực được mùa, được giá đã giúp ngư dân có thêm động lực để tiếp tục vươn ra khơi bám biển góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Related news

Trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây sắn (khoai mì), ngoài biện pháp giống thì phân bón - đặc biệt là các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng suất cao, cải thiện nâng cao độ phì nhiêu bền vững cho đất.

Mấy năm gần đây, tại Việt Nam, nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) đang lấn át tôm sú và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong XK. Việc người dân dần chuyển sang nuôi TTCT phải chăng là xu hướng tất yếu.

Hiện nay, nhờ các nỗ lực trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm gắn với quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại, rau an toàn VietGAP của Tổ hợp tác rau an toàn Long Thuận, thị xã Gò Công (Tiền Giang) đã chiếm lĩnh thị trường, được nhiều đơn vị kinh tế như: HTX nông nghiệp Phú Lộc (Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh), Công ty TNHH Lực Điền... bao tiêu. Đây là một tin vui không chỉ riêng đối với tổ viên Tổ hợp tác mà còn thiết thực thúc đẩy phong trào trồng rau an toàn Viet GAP tại Tiền Giang.

Ngày 9/5, tại Tiền Giang, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam hợp tác cùng chuyên gia Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) do Tiến sĩ KL. Heong và Tiến sĩ Monina M. Escalada phối hợp UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức sơ kết Chương trình “Công nghệ sinh thái và bảo tồn ong mật, thụ phấn tăng năng suất cây trồng” lần đầu tiên tại các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ và khu vực ĐBSCL.

Sau đợt trúng giá thanh long trước Tết Nguyên đán 2013, nay người dân trồng thanh long ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An tiếp tục hưởng lợi khi thanh long nghịch mùa đang có giá rất cao.