Home / Cá nước ngọt / Cá chình

Nghiên Cứu Thành Công Quy Trình Nuôi Thương Phẩm Cá Chình Bông

Nghiên Cứu Thành Công Quy Trình Nuôi Thương Phẩm Cá Chình Bông
Publish date: Tuesday. May 15th, 2012

Cụ thể: Trong ao đất, nuôi với mật độ 1-2 con/m2; thời gian nuôi từ 12 - 24 tháng; khi thu hoạch, mỗi con đạt từ 1kg trở lên, năng suất khoảng 4 - 5 tấn/ha. Nuôi bể xi măng, mật độ từ 30 - 50 con/m2 trong điều kiện có sục khí, nước chảy thường xuyên đảm bảo lượng oxy 5mg/l trở lên; mực nước từ 0,8 - 1m; diện tích bể từ 10 - 100m2; độ sâu bể khoảng 1,2m; có nơi trú ẩn cho cá nghỉ ngơi; ngày cho ăn 2 lần, lượng thức ăn bằng khoảng 5 - 7% trọng lượng cơ thể cá. Nuôi bể xi măng phải hút bỏ thức ăn thừa hàng ngày và cọ rửa bể hàng tuần. Nuôi lồng với mật độ từ 50 - 100 con/m2… Thức ăn chủ yếu là các loại cá nhỏ, ốc, tôm, tép tươi, trai, ếch, nhái. Các loài này được cắt nhỏ để cho ăn.

Theo Th.S Chu Văn Công, khó khăn lớn nhất để phát triển nghề nuôi cá chình bông hiện nay là nguồn giống. Hiện Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chình bông. Nguồn giống hoàn toàn phụ thuộc vào khai thác ngoài tự nhiên bằng một số hình thức như: lồng bẫy, chích điện, câu, đánh hóa chất. Chích điện, câu và đánh hóa chất làm tổn thương cá nên chất lượng con giống kém, hay bị bệnh, hao hụt nhiều.

Để nâng cao chất lượng con giống, Th.S Chu Văn Công và các đồng sự tiếp tục “nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình ương cá chình bông lên giống theo phương thức công nghiệp”. Đề tài đã được Bộ Thủy sản cũ phê duyệt trong thời gian 2 năm (2007 - 2009).

Theo Th.S Chu Văn Công, đề tài sẽ nghiên cứu sâu về lĩnh vực vớt con giống cỡ 4 - 6cm rồi ương lên 10 - 15cm. Ông và các cộng sự đang thử nghiệm vớt con giống bằng đáy cố định, bẫy và ánh sáng; thử nghiệm các loại mật độ và thức ăn phù hợp cho cá chình con. Điều này sẽ đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn giống cá chình tự nhiên phục vụ cho việc phát triển nghề nuôi cá chình thương phẩm.

Related news

Nuôi Cá Chình Dễ Mà Hiệu Quả Cao Nuôi Cá Chình Dễ Mà Hiệu Quả Cao

Cá chình có nhiều loài khác nhau (trên thế giới có tới 20 loài). Riêng ở Việt Nam, có một số loài cá chình có giá trị cao như: Chình mun, chình bông, chình nhọn, chình Nhật Bản... Chúng có kích cỡ khác nhau, có con dài tới hơn 1m và nặng tới cả chục kg.

Saturday. March 8th, 2014
Nuôi Cá Chình Trong Hồ Xi Măng Nuôi Cá Chình Trong Hồ Xi Măng

Ở miền Trung, cá chình bông có nhiều ở một số khe, suối trong khu vực núi rừng. Khi đến tuổi sinh sản, chúng lại xuôi theo các dòng sông ra tận ngoài biển để sinh đẻ. Cá chình bột mới sinh lại từ biển đi vào các cửa sông, ngược dòng chảy, ghềnh thác lên sinh sống tận đầu nguồn các dòng sông và trưởng thành ở đó. Biết được cách di chuyển như vậy nên một số nhân dân trong vùng đánh bắt cá chình con để bán cho người nuôi. Cá chình con xuất hiện ở khe, suối nhiều vào khoảng sau mùa mưa lụt hàng năm.

Saturday. March 8th, 2014
Quản Lý Dịch Bệnh Trên Cá Chình Nuôi Quản Lý Dịch Bệnh Trên Cá Chình Nuôi

Cá chình rất mẫn cảm với các yếu tố môi trường. Khi môi trường thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cá và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh phát triển.

Sunday. April 27th, 2014
Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Chình Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Chình

Theo chân anh cán bộ khuyến nông huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), chúng tôi tham quan mô hình nuôi cá chình trong bể xi măng theo hướng thâm canh tại hộ chị Đặng Thị Minh Thuý, xã Bình Thạnh.

Sunday. April 27th, 2014
Lãi trăm triệu nhờ cá chình Lãi trăm triệu nhờ cá chình

Ông Nguyễn Thanh Hùng là một trong những nông dân làm kinh tế giỏi của ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.

Thursday. November 5th, 2015