Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghị Lực Làm Giàu Của Một Cựu Chiến Binh

Nghị Lực Làm Giàu Của Một Cựu Chiến Binh
Publish date: Tuesday. June 24th, 2014

Ông Hoàng Văn Giao - Xóm Bắc Phúc Hòa xã Hưng Tây là một trong những CCB tiêu biểu của huyện Hưng Nguyên trong phong trào phát triển kinh tế trang trại. Nhờ biết khai thác đúng hướng tiềm năng, thế mạnh địa phương đã giúp ông vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ 2 bàn tay trắng.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang với bộn bề công việc, ông Hoàng Văn Giao - xóm Bắc Phúc Hòa (Hưng Tây) kể về những khó khăn của cuộc đời trong những ngày đầu về lại quê hương. Năm 1993, ông rời quân ngũ trở về mảnh đất sinh ra để làm ăn, sinh sống.

Hai bàn tay trắng, cha mẹ già cả, nghèo khó, 5 anh em trong nhà đang đi học là những khó khăn trong bước đường phát triển kinh tế của ông. Qua tìm hiểu thực tế, ông nhận thấy quỹ đất của quê hương đang dồi dào, nguồn nước rất thuận lợi cộng với nguồn phụ phẩm nông sản khá đa dạng, ông chọn nghề chăn nuôi để phát triển kinh tế.

Năm 2001, để có mặt bằng thuận lợi cho quy hoạch trang trại, ông Hoàng Văn Giao đã cùng với gia đình quyết định dồn đổi 7 sào đất ruộng nhà mình tại các vùng đồng Đất Khoai, Đội Miễn, Nữ Cao về nhận đất gần nhà tại đồng Bắc Phúc Hòa.

Ông đã vận động bà con anh em trong xóm để mượn đất, kết hợp thầu đất công ích của xã Hưng Tây. Kết quả ông đã có trên 1 ha đất rộng phẳng để bắt đầu xây dựng trang trại theo ý tưởng. Bước đầu với bao khó khăn từ đồng vốn phải đi vay mượn, đến kỹ thuật chăn nuôi chưa nắm vững…nhưng với đức tính kiên trì, ham học hỏi, vợ chồng ông Giao vừa làm vừa học hỏi để tích lũy kinh nghiệm, vốn liếng. Trong 5 năm đầu ông trồng 2 vụ lúa kết hợp thả cá, nuôi vịt đẻ. Bước đầu, mô hình cho thu nhập bình quân lãi ròng 80 triệu đồng/năm.

Theo ông, kết quả này chưa cao song chấp nhận được vì nó vẫn vượt trội so với sản xuất nông nghiệp đơn thuần của người nông dân lâu nay. Năm 2007 đến 2013, nhận thấy sản xuất lúa phải tiêu tốn nhiều công sức, dễ bị mất mùa do lụt lội, nhất là vào kỳ thu hoạch. Khi đã có đồng vốn, ông chuyển sang xây dựng trang trại chăn nuôi theo mô hình: Vịt đẻ, cá và lợn thịt.

Để có đủ vốn xây dựng trang trại ông tiếp tục thế chấp tài sản vay hàng trăm triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp huyện Hưng Nguyên để đầu tư cho trang trại. Qua quá trình cải tạo, nâng cấp, đến nay ông có 10 sào ao nuôi cá, chuyên nuôi thả các loại cá truyền thống.

Ông kết hợp nuôi thả 1.500 con vịt đẻ, 5 con lợn nái hàng năm sản sinh trên dưới 120 con lợn thịt xuất bán ra thị trường. Mô hình kinh tế kết hợp nuôi vịt - cá - lợn của ông Hoàng Văn Giao được bố trí theo hình thức: Nuôi lợn phục vụ nuôi cá, nuôi cá kết hợp chăn thả vịt để phát huy hiệu quả tận dụng nguồn thức ăn dư thừa.

Sau quá trình trăn trở tìm hướng đi sao cho phù hợp với điều kiện của mình, đến nay ông Hoàng Văn Giao đã thu về nhiều thắng lợi từ mô hình kinh tế trang trại. Theo tính toán thì mỗi năm, ông thu hoạch bình quân trên 3 tấn cá thương phẩm, với giá cá 25 ngàn đồng/kg như hiện nay lãi trên 75 triệu đồng/năm từ nuôi cá.

Do đầu tư nguồn thức ăn, giống, tiêm phòng cho đàn vật nuôi chu đáo nên đàn vịt và lợn của ông kiểm soát được dịch bệnh. Chăn nuôi lợn bình quân đạt 9,6 tấn lợn thịt/năm, giá bán lợn ra thị trường dao động 3.800.000 - 4.000.000 đồng/tạ, trừ chi phí cho thu nhập gần 40 triệu đồng/năm.

Chăn nuôi vịt đẻ trứng cho thu nhập đều đặn. Bình quân đàn vịt sinh sản 1.200 quả trứng/ngày, giá trứng vịt bán ra thị trường 2.500 đồng/quả. Sau khi trừ đi chi phí, ông có thể thu nhập trên 30 triệu đồng/năm từ nuôi vịt. Lãi ròng của mô hình trang trại đạt gần 150 triệu đồng/năm, gấp 2, gấp 3 lần so với trước đó.

Để có thêm nguồn thu nhập, ông Giao đầu tư 100 triệu đồng mua lò ấp trứng, tạo điều kiện thu mua từ 1.500 - 2.000 quả trứng vịt/ngày cho một số trang trại chăn nuôi trong xã. Bên cạnh đó, ông còn là địa chỉ cung cấp nguồn cám thức ăn chăn nuôi. Đại lý của ông phân phối không dưới 20 tấn cám thức ăn/tháng, đảm bảo cho nhu cầu chăn nuôi của người dân tại địa phương.

Từ các dịch vụ này ông có thêm nguồn thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng/năm. Như vậy, nhờ phát triển kinh tế trang trại, mở rộng và duy trì các dịch vụ chăn nuôi tốt, mô hình phát triển kinh tế của CCB Hoàng Văn Giao đã mang về tổng thu nhập trên 230 triệu đồng/năm.

Cựu chiến binh Hoàng Văn Giao cho rằng làm kinh tế trang trại chăn nuôi không tránh khỏi rủi ro. Tuy nhiên, điều cần thiết nhất là vận dụng phù hợp mô hình cây, con vào điều kiện thực tế của địa phương, đông thời người chăn nuôi phải có sự đầu tư đúng hướng, khoa học và kiên trì thì hiệu quả mới ăn chắc.


Related news

Gà Trống Và Trứng Gia Cầm Tăng Giá Gà Trống Và Trứng Gia Cầm Tăng Giá

Không chỉ có gà trống, mà trứng gia cầm hiện cũng được các tiểu thương đẩy lên gần 1 ngàn đồng/quả so với ngày thường. Tuy nhiên, giá trứng tại các siêu thị chỉ ở mức tăng nhẹ từ 2-4 ngàn đồng/chục nhờ chương trình bình ổn giá dịp tết. Cụ thể, giá trứng gà được bán ở chợ từ 2-2.5 ngàn đồng/quả, trứng vịt từ 3-3.5 ngàn đồng/quả nhưng vẫn hút khách.

Wednesday. February 25th, 2015
Huyện... Dê Huyện... Dê

Về nơi đây, đi đến đâu cũng thấy nhà nhà đóng chuồng nuôi dê, hộ nuôi ít nhất 5 - 10 con, có hộ nuôi nhiều lên đến hàng trăm con. Nơi đây nổi danh là vùng nuôi dê lâu đời, tận dụng các thế mạnh tự nhiên của địa phương như vùng cỏ rộng, khí hậu thích hợp cho sự phát triển của đàn dê.

Wednesday. February 25th, 2015
Đàn Heo Của Tỉnh Tăng Hơn 1 Triệu Con Đàn Heo Của Tỉnh Tăng Hơn 1 Triệu Con

Tổng đàn heo thời gian qua tăng cao là vì giá heo hơn hai năm qua liên tục ở mức cao nên nhiều trang trại doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng tổng đàn. Hiện mỗi ngày người chăn nuôi Đồng Nai cung cấp cho thị trường gần 7 ngàn con heo thịt tương đương với 700 tấn thịt heo. Trong đó, khoảng 60-70% lượng heo thịt của Đồng Nai cung ứng cho thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Wednesday. February 25th, 2015
Mô Hình Nuôi Dê Tại Tiền Giang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Dê Tại Tiền Giang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Chỉ tính riêng tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có đàn dê đến trên 20.000 con, tập trung ở các xã ven biển. Các huyện Gò Công Tây, Châu Thành, Chợ Gạo, Tân Phú Đông cũng có đàn dê hàng nghìn con. Đa số nông dân chọn nuôi giống Dê cỏ, dê Hà Lan và dê Bo. Ở thời điểm này giá dê thịt từ 90.000 -100.000 đ/kg; tăng 10% so với năm ngoái.

Wednesday. February 25th, 2015
Lo Lo "Tết" Cho... Trâu Bò

"Người ta thì đi mua hoa, sắm tết, còn mình thì đi cắt cỏ, nhiều lúc chất chở trên xe toàn là cỏ đi trên đường trong những ngày giáp tết cũng ngại lắm. Nhưng mình nuôi bò là phải chịu cực vậy thôi. Chứ mấy ngày Tết, còn đi chúc tết, thăm người thân, thời gian đâu mà đi cắt cỏ về cho bò"- ông Ba cho hay.

Wednesday. February 25th, 2015