Ngành chè Việt Nam nói không với thuốc bảo vệ thực vật Fipronil
Nội dung trên là một trong những giải pháp chính được nêu ra tại hội nghị "Giải pháp nâng cao chất lượng chè, chủ động hội nhập quốc tế" do Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng tổ chức tại "thủ phủ chè" Bảo Lộc, ngày 29/7.
Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, năm 2015, diện tích, năng suất, sản lượng và xuất khẩu của toàn ngành chè sẽ bị giảm đáng kể, một trong các nguyên nhân đến từ khó khăn của thị trường nên việc đầu tư của doanh nghiệp và nông dân giảm xuống.
Ông Đoàn Trọng Phương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, cho biết các thị trường nhập khẩu ngày càng đưa ra quy định nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là mức dư lượng tối đa cho phép của các thuốc bảo vệ thực vật (như Đài Loan, Nhật Bản đã hạ mức dư lượng tối đa đối với Fipronil từ 0,005mg/kg xuống còn 0,002mg/kg), nguy cơ thu hẹp thị trường đang diễn ra, nhất là các thị trường truyền thống như Đài Loan, các nước châu Âu.
Theo Trung tâm Phân tích - Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, với mức giới hạn tồn dư tối đa cho phép mà Nhật Bản và Đài Loan thiết lập cho thấy gần như hoạt chất Fipronil hoàn toàn không được xuất hiện trong sản phẩm chè xuất khẩu, do đó cần nói không với Fipronil và thay thế bằng những biện pháp phòng trừ dịch hại theo hướng bền vững.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng cũng đã xây dựng kế hoạch hành động quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên chè giai đoạn 2015-2020, với mục tiêu giảm thiểu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm chè theo quy định Việt Nam và thị trường nhập khẩu các nước, trước mắt trong năm 2016, sản phẩm chè chế biến không còn dư lượng Fipronil.
Đến hết năm 2014, cả nước có khoảng 130.000ha chè; trong đó, diện tích chè kinh doanh khoảng 105.000ha, năng suất bình quân khoảng 7,7 tấn búp tươi/ha.
Sản lượng chè khô khoảng 180.000 tấn; trong đó, xuất khẩu 145.000 tấn (trên 80%) đạt kim ngạch 240 triệu USD; còn lại tiêu thụ trong nước 35.000 tấn, đạt doanh thu 5.000 tỷ đồng. Trong đó, Lâm Đồng có trên 23.000ha chè, sản lượng 223.000 tấn, năng suất bình quân trên 10 tấn/ha, dẫn đầu cả nước (chiếm 21% diện tích và trên 30% sản lượng).
Related news
Năm 2014, Trung tâm đã tiến hành xây dựng mô hình cho 35 hộ chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học tại các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Quốc Oai, Thạch Thất, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai, Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn với quy mô 30 con/hộ. Bước đầu các mô hình cho hiệu quả tốt, sản phẩm đầu ra được Công ty TNHH Thực phẩm sinh học Yummyvn ký kết tiêu thụ.
Hiện, ngành chức năng và chính quyền huyện Mường Khương tăng cường các biện pháp phòng trừ, như khoanh vùng, cách ly và điều trị gia súc mắc bệnh, phun hóa chất tiêu độc, khử trùng.
Không chỉ nổi tiếng trong vùng bởi trồng măng tây hiệu quả, ông Quang còn được nhiều người khâm phục bởi tính cần cù, ham học hỏi, tìm tòi những sáng kiến mới phục vụ lao động sản xuất. Nhờ vậy, trong vụ ngập úng mới đây, từ việc chủ động đắp ô đê bao, đặt máy bơm tát nước nên khu rẫy của ông không bị ảnh hưởng gì.
Trong vụ đông xuân 2014 - 2015, các huyện vùng ngập lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Tân Phước xuống giống trên 47.000 ha. Hiện nay, tranh thủ nước trong nội đồng đang rút nhanh, bà con đã tổ chức bơm sạ dề, sạ vùng đồng loạt xuống giống được 26.000 ha, diện tích còn lại dự kiến xuống giống dứt điểm trong tháng 12/2014.
Trong đó, cây actiso chiếm phần lớn diện tích (70 ha), còn lại là các loại cây như chè dây, đương quy, bạch truật, xuyên khung, gấu tầu, mộc hương, đỗ trọng… Hiện nay, các loại cây dược liệu nói trên sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập cao cho người trồng từ 120 - 240 triệu đồng/ha. Huyện Sa Pa phấn đấu đến năm 2015, giá trị kinh tế từ cây dược liệu trên địa bàn huyện đạt trên 5 tỷ đồng