Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi
Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nhưng với một phần nhỏ, chủ yếu là ngô, cám gạo cho nên chưa khai thác hết tiềm năng tăng trọng của bò khi đưa vào vỗ béo. Hơn nữa, thời gian nuôi còn kéo dài nên hiệu quả chưa cao.
Xuất phát từ thực tế trên, năm 2015 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với huyện Phú Bình xây dựng mô hình nuôi vỗ béo bò, thời gian 03 tháng tại xã Tân Khánh và Tân Kim để định hướng cho người nông dân chăn nuôi có hiệu quả hơn.
Mô hình có qui mô 160 con bò với 70 hộ tham gia, được Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên triển khai từ tháng 6/2015. Chọn bò đưa vào vỗ béo và tẩy giun sán cho bò là khâu đặc biệt quan trọng, do đó Trung tâm đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với cán bộ phụ trách chăn nuôi thuý y xã tuyển chọn những con bò đạt tiêu chuẩn.
Trước khi vỗ béo bò, cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông Phú Bình hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi thực hiện tẩy sán lá gan. Đây là bước khởi đầu trong công tác vỗ béo, giúp cho bò có hệ tiêu hóa tốt để hấp thụ lượng thức ăn tối đa. Bên cạnh đó, bò vỗ béo còn được tiêm phòng vắc-xin tụ huyết trùng, khẩu phần thức ăn trong quá trình vỗ béo bò theo đúng quy trình kỹ thuật đã được tập huấn.
Kết quả sau 2 tháng vỗ béo, bò tăng trọng lượng hơi bình quân trên 700 g/con/ngày. Theo tính toán của người chăn nuôi, bình quân sau 3 tháng nuôi vỗ béo 1 con bò sẽ tăng trọng từ 65 - 70kg, với giá hiện nay tại địa phương sẽ cho thu nhập khoảng 3 - 3,5 triệu triệu đồng/con sau khi đã trừ chi phí thức ăn, thuốc…
Đánh giá về kết quả bước đầu thực hiện mô hình vỗ béo bò, ông Cam Văn Giáp, cán bộ kỹ thuật phụ trách chỉ đạo mô hình, cho biết: Việc tổ chức triển khai mô hình vỗ béo bò giúp cho người chăn nuôi hiểu rõ hơn lợi ích của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về vỗ béo bò trong giai đoạn bò cần tăng trưởng, đó là công tác vệ sinh định kỳ, tiêm phòng trước giai đoạn vỗ béo, khẩu phần thức ăn hợp lý, giảm mức tiêu tốn thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi, nhưng thu được một lượng thịt tối đa trong quá trình vỗ béo, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người chăn nuôi; đồng thời từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi cũ, tạo vùng chăn nuôi thâm canh cho người nông dân.
Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình vỗ béo bò trên địa bàn tỉnh để nông dân thực hiện, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Đây cũng là cơ sở để từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi cho người nông dân trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Related news
TP. Cam Ranh hiện có 3ha nuôi tôm sú, 235ha nuôi tôm chân trắng; số lượng tôm hùm đang được nuôi khoảng 7.123 lồng. Nông dân trên địa bàn thành phố còn tổ chức nuôi cá biển với diện tích 159ha ao nuôi và 744 lồng. Ngoài ra, toàn thành phố có 21ha ốc hương, 1ha tu hài, 75ha rong sụn.
Theo Quyết định 24 của UBND tỉnh Cà Mau: Hoạt động sên vét đất bùn cải tạo ao đầm nuôi trồng thủy sản được thực hiện quanh năm. Tuy nhiên, người dân phải bố trí khu chứa bùn đất thải phù hợp, nước thải phải được lắng trước khi thải ra bên ngoài.
Những năm gần đây, nhờ phát triển nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, thu nhập của người dân xã Liên Mạc (huyện Mê Linh, Hà Nội) đã từng bước được cải thiện. Chất lượng cuộc sống bởi thế cũng ngày càng được nâng cao.
Thời gian qua, một vài cơ sở giết mổ heo không phép trục lợi bằng cách bơm nước vào heo để tăng trọng lượng đã gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu heo thịt Đồng Nai. Nếu không mạnh tay làm rõ vấn đề, người chăn nuôi, doanh nghiệp làm ăn chân chính sẽ bị thiệt hại nặng nề
Đầm rộng trên 400 ha với hàng chục đảo lớn, nhỏ. Trước đây, đầm Vân Hội là nơi cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho một số địa phương xung quanh, là tuyến đường thủy giữa vùng trung du và miền núi, tại đầm xây dựng một thủy điện nhỏ cung cấp ánh sáng cho nhân dân xã Hiền Lương.