Nga Muốn Nhập Lượng Lớn Táo, Khoai Tây, Cao Su, Thủy Sản…từ Việt Nam

Theo thông tin từ phía cơ quan thương mại Nga tại Việt Nam, hiện phía Nga đang muốn nhập số lượng lớn nông sản, trái cây, tôm, cá...từ Việt Nam
Với mong muốn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Việt – Nga, ông Maxim Golikov - trưởng đại diện thương mại Nga tại VN cho biết Nga đang có chính sách tăng cường nhập khẩu nông sản từ Việt Nam. Thêm vào đó, lệnh cấm lệnh cấm nhập hoa quả từ EU đã thúc đẩy Nga trở về với thị trường Châu Á.
Cụ thể danh mục hàng loạt mặt hàng Nga đang có nhu cầu nhập như: cà chua, khoai tây, táo, rau, tôm, cá phi lê, gỗ, cá tra, cá ba sa, chè, cà phê, chè, rau quả, hạt tiêu, điều, cao su, điều,... và nhiều loại trái cây khác.
Ông Maxim Golikov cho biết từ khi Nga có căng thẳng với EU, doanh nghiệp VN tiếp cận Nga tăng lên từng ngày. Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu nêu có 10 doanh nghiệp thủy sản VN đang bán vào Nga và đến nay con số này đã tăng lên 20 doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Bình Giang, Cục Xuất nhập khẩu cho biết, trên thực tế có rất nhiều nông sản, thủy sản ở Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu từ phía Nga đề ra nhưng vẫn còn nhiều trở ngại.
Cụ thể, hàng Việt Nam vào Nga chịu mức thuế cao, vận tải đường dài nên mất lợi thế cạnh tranh, rào cản kỹ thuật quá chặt chẽ, khó khăn trong chuyển đổi đồng Rup sang tiền Đồng, phương thức thanh toán đặt cọc 20-30% khiến nhiều doanh nghiệp Việt chìm trong nợ nần ...
Vì vậy, ông Giang đề nghị phía Nga chấp thuận danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu nông-lâm-thủy sản vào thị trường Nga do Cục Xuất nhập khẩu xung cấp. Đồng thời tiếp tục đàm phán để mở rộng cơ hội hợp tác cũng như giảm bớt các thủ tục, khó khăn hiện tại để đẩy mạnh cả về chất và lượng nông sản xuất vào Nga.
Về phía Nga, ông Maxim Golikov cho biết sẽ tiếp tục xin ý kiến từ Chính Phủ Nga về các vướng mắc mà Việt Nam đề xuất, can thiệp để các ngân hàng cho phép đổi tiền Rup sang tiền Đồng dễ dàng hơn…
Trao đổi về vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho rằng việc xuất khẩu nông sản vào Nga không phải là quá khó khăn đặc biệt là khi phía Nga đã có nhu cầu. Tuy nhiên, ngành chế biến nông sản sau thu hoạch của Việt Nam vẫn kém phát triển chưa theo kịp thế giới, giá trị thu về quá thấp so với tiềm năng. Cụ thể, việc xuất khẩu nông sản vào Nga đã có từ lâu nhưng trong suốt bao năm qua vẫn chiếm tỉ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 1,6% trong tổng lượng xuất khẩu nông sản.
“Muốn phát đẩy mạnh xuất khẩu vào Nga phải thúc đẩy công nghiệp chế biến. Đồng thời có sự vào cuộc và phối hợp, hợp tác giữa nhà nước và doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp. Trong đó, nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, đưa ra chính sách nhưng doanh nghiệp cũng phải chủ động đề xuất, tham gia phản biện chính sách của nhà nước, tham gia tích cực vào quá trình đàm phán, tham vấn để nhà nước biết được nhu cầu của doanh nghiệp thế nào bởi chỉ có doanh nghiệp là biết rõ thông tin về thị trường, mặt hàng, cái khó khăn, thuận lợi của thị trường Nga...”, ông Hải nói.
Related news

Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang vừa tiến hành kiểm tra 14 cơ sở thu mua banh lông trên địa bàn hai huyện Giồng Riềng và Phú Quốc, trong đó Phú Quốc có 13 cơ sở. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, bước đầu cơ quan chức năng khuyến cáo ngư dân không nên tự phát chuyển đổi ngành nghề sang khai thác banh lông.

Riêng đường sản xuất từ đường thô của Nhà máy đường luyện Biên Hòa là 85.925 tấn, Nhà máy đường Biên Hòa – Tây Ninh là 4.920 tấn, Cty NIVL là 19.610 tấn và Nhà máy đường Cần Thơ là 4.719 tấn.

Để nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của mô hình đối với môi trường, cuối năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Dự án nuôi heo trên đệm lót sinh thái, trong đó xã Cẩm Sơn có 4 hộ được chọn để triển khai. Mỗi hộ được hỗ trợ từ 2,5 đến 4,5 triệu đồng.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong những tháng đầu năm xuất khẩu (XK) cá ngừ Việt Nam sang thị trường EU sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, XK cá ngừ sang Hà Lan lại có sự tăng trưởng ấn tượng. Trong 4 tháng đầu năm, XK mặt hàng này sáng Hà Lan đạt gần 8,9 USD, tăng hơn 123%.

Theo cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn cho biết, đang tiến hành làm rõ thông tin vải ngoại có nguồn gốc từ Trung Quốc thâm nhập vùng biên vào tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng vải thiều nội địa xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường.