Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vì sao cua ghẹ Việt đang được ưa chuộng tại Úc?

Vì sao cua ghẹ Việt đang được ưa chuộng tại Úc?
Publish date: Saturday. July 25th, 2015

Tuy nhiên, mới đây, Thương vụ Việt Nam tại Úc đã không ngớt khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cua ghẹ vào Úc “đừng tưởng chỉ với giá rẻ là xong”, là có thể “chắc chân” tại thị trường này. “Úc là một thị trường khó tính, đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao. Do đó, để cạnh tranh với các nước trong khối ASEAN, Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm chứ không chỉ dựa vào giá thấp” - thương vụ Việt Nam tại Úc cảnh báo.

Hiện thị phần sản phẩm cua, ghẹ của Việt Nam tại Úc tăng lên rất mạnh. Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, thị trường Úc chỉ chiếm 2% nhưng sản lượng xuất khẩu sang thị trường này lại đang tăng “chóng mặt”.

Theo đó, thống kê của Hải quan cho thấy chỉ trong 5 tháng đầu năm nay, con số xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam sang thị trường này đã đạt 889.000 USD, tăng 185% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 5 tăng tới 236,5%.

Bên cạnh đó, Úc chủ yếu nhập khẩu cua ghẹ đông lạnh hoặc đã qua chế biến. Việt Nam là nước xuất khẩu cua ghẹ sang Úc nhiều thứ tư, chỉ sau Myanmar, Thái Lan và Indonesia.

Theo ông Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, nói chung, xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là cua ghẹ sang thị trường Úc khá thuận lợi vì hầu hết các mặt hàng không cần có giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên, đây là thị trường yêu cầu cao về chất lượng. Úc áp dụng quy định Lệnh giữ hàng (Holding Order) để xử lý các lô hàng thực phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng hoặc yêu cầu về đóng gói, bao bì, ký mã hiệu. Khi đã bị áp dụng lệnh giữ hàng, các lô hàng tiếp theo sẽ không được phép vào Úc hoặc phải chịu kiểm tra chặt chẽ trong 5 chuyến sau nếu vi phạm lần đầu và là lỗi nhỏ thuộc về nhãn mác, bao bì.

Phần lớn các lô hàng thủy sản trong đó có cua ghẹ của Việt Nam cũng đã bị áp dụng lệnh giữ hàng thường là do sơ suất trong khâu ký mã hiệu, bao bì, nhãn mác như thiếu tên nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, không ghi hạn sử dụng, không ghi xuất xứ hoặc thành phần sản phẩm, và một số trường hợp là vượt định mức các chất cấm trong thực phẩm. Do vậy, muốn đẩy mạnh xuất khẩu cua ghẹ sang thị trường Úc, doanh nghiệp nên chú ý đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường.


Related news

Đầm Dơi (Cà Mau) Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Đầm Dơi (Cà Mau) Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Ban quản lý dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp an toàn sinh học theo hướng VietGAP tại ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt.

Tuesday. April 1st, 2014
Bò Tơ Có Giá Bò Tơ Có Giá

Nuôi bò vàng, bò thịt vốn đã phát triển từ nhiều năm trước ở huyện Củ Chi (TPHCM). Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam.

Wednesday. July 23rd, 2014
Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Ở Ninh Bình Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Ở Ninh Bình

Trong 3 năm trở lại đây, tỉnh Ninh Bình khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót vi sinh, góp phần giảm chi phí đầu tư và có ý nghĩa tích cực bảo vệ môi trường.

Tuesday. April 1st, 2014
Đồ Gỗ Đánh Mất Đồ Gỗ Đánh Mất "Sân Nhà"

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 1.000 làng nghề chế biến gỗ, cùng hàng chục nghìn hộ gia đình làm nghề chế biến gỗ, tập trung phần lớn ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam...

Wednesday. July 23rd, 2014
Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Giống Và Nuôi Trồng Một Số Loại Nấm Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Giống Và Nuôi Trồng Một Số Loại Nấm

Trong những năm qua, nghề trồng nấm ở Tiền Giang đang trên đà phát triển, các mô hình trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt ở các vùng nông nghiệp đô thị, với diện tích nhỏ vẫn có thể thu được nhiều lợi nhuận, vòng vốn quay nhanh.

Tuesday. April 1st, 2014