Nâng cao thu nhập gia đình nhờ mô hình nuôi thỏ
Từ ý định nuôi chơi ban đầu với 2 thỏ cái và 1 thỏ đực, đến nay anh Phạm Thành Chuẩn, sinh năm 1989 ngụ ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Trường, huyện An Phú đã có 1 chuồng nuôi thỏ với tổng số lượng đàn thỏ lên đến khoảng 400 con, mang lại thu nhập bình quân cho gia đình khoảng 6 triệu đồng/tháng. Hiện nay, do nhu cầu thị trường ngày càng tăng, vì vậy mà mô hình nuôi thỏ của anh Chuẩn còn hứa hẹn làm giàu với quy mô lớn.
Trao đổi về nguyên nhân vì sau lựa chọn mô hình nuôi thỏ để phát triển kinh tế gia đình thay vì chọn các loại vật nuôi phổ biến ở địa phương như heo, bò, gà, vịt... anh Chuẩn cho biết, ban đầu chỉ là nuôi chơi vậy thôi, vì anh thấy ở địa phương cũng nhiều người nuôi nhưng chưa ai đạt hiệu quả, thỏ dễ bị bệnh và không có nguồn đầu ra ổn định. Ngoài ra, bản thân anh cũng không biết gì về kỹ thuật chăn nuôi thỏ, nhưng nuôi riết rồi quen, anh tự tìm tòi, học hỏi kiến thức trên mạng về kỹ thuật nuôi, cách phòng bệnh, nguồn thức ăn, cách làm chuồng trại... Nhờ chịu khó tìm hiểu và áp dụng đúng cách vào chăn nuôi, nên các lứa thỏ của anh Chuẩn đều phát triển tốt, ít dịch bệnh và đạt trọng lượng khí xuất chuồng.
Theo anh Chuẩn, chuồng nuôi thỏ nên đặt ở nơi cao thoáng, có chỗ thoát nước và xử lý phân. Trong chuồng nuôi, ngăn thành nhiều ô, được đặt cao ráo, cách mặt đất để dễ dàng dọn vệ sinh. Từ 1 đến 2 tuần phải vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng nuôi,. Ngoài ra, việc phối giống cũng được anh đặc biệt chú trọng. Anh cho biết, thỏ sinh sản được chọn ra từ các lứa thỏ trong chuồng. Thỏ giống phải khỏe, tăng trưởng tốt về trọng lượng. Đối với thỏ đực để phối giống, anh chọn mua từ nơi khác nhằm tránh việc cận huyết ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản.
Do giống thỏ sinh sản khá nhanh, một năm có thể đẻ trên 7 lứa, mỗi lứa đẻ bình quân từ 6 - 7 con, nên số lượng đàn thỏ của gia đình anh Chuẩn tăng khá nhanh. Sau hơn 1 năm, hiện giờ chuồng nuôi của anh đã có khoảng 400 con. Các loại thỏ bố, mẹ, thỏ con và thỏ đã tách đàn được nhốt trong các ô riêng, để tiện cho việc theo dõi sức khỏe và vệ sinh hằng ngày.
Anh chuẩn cho biết, nguồn thức ăn của thỏ chủ yếu là rau muống, rau lang với số lượng từ 50 – 70kg mỗi ngày. Vì vậy, để đảm bảo nguồn thức ăn cho thỏ, gia đình anh đã dành 1.000m2 đất nông nghiệp của gia đình và thuê thêm 3.000m2 đất khác để trồng các loại cây trên. Thức ăn cho thỏ phải được sạch sẽ, không dính bùn đất và ẩm ướt, đây chính là một trong những yếu tố giúp thỏ tránh được các loại bệnh về đường ruột.
Thỏ nuôi khoảng 3 tháng sẽ đạt trọng lượng trên 2kg/con và có thể xuất chuồng. Hiện nay, do nhu cầu thị trường nhiều nên khi thỏ đạt khoảng 1,8kg là đã được thu mua. Với giá bán thỏ thịt bình quân 70 nghìn đồng/kg. Trung bình mỗi tháng, gia đình anh Chuẩn thu lãi khoảng 6 triệu đồng từ việc bán thỏ thịt cho các thương lái. Anh Chuẩn coøn cho biết theâm, hiện nay nhu cầu thị trường về thịt thỏ cao, trong khi đó nguồn hàng cung cấp lại ít, có nhiều thương lái tìm đến tận nhà mua thỏ với giá cao hơn khoảng 70.000 đồng/kg, nên gia đình anh đang tính phát triển thêm số lượng thỏ để tăng thêm nguồn thu nhập.
Nhờ chịu khó nghiên cứu đầu tư, mô hình nuôi thỏ đã giúp gia đình anh Chuẩn nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, còn hứa hẹn làm giàu với quy mô lớn hơn.
Related news
Vài năm trở lại đây, nhiều nông dân trên địa bàn xã Bình Giã, huyện Châu Đức đã xây dựng mô hình trồng đu đủ sạch, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.
Chồn mướp (cầy vòi hương) là loài động vật có giá trị kinh tế cao. Từ 4 cặp chồn bố mẹ ban đầu, ông Trần Chí On đã cho sinh sản và thu lợi nhuận hơn trăm triệu
Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Lê Văn Vớt (37 tuổi, ngụ xã Hàm Giang, H.Trà Cú, Trà Vinh) còn xúc tiến tìm đầu ra cho ớt của hợp tác xã