Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu
Publish date: Friday. November 13th, 2015

Tại Hà Nội, Bộ Công Thương vừa tổ chức lấy ý kiến cho đề án này.

Cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thô

Sức cạnh tranh thấp

Ông Lê Quốc Phương – Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) - đơn vị chủ trì xây dựng đề án - cho biết:

Thời gian qua, XK đã trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế cả nước.

Nếu như năm 1986, kim ngạch XK cả nước chỉ đạt 789 triệu USD thì đến năm 2014, con số này đã hơn 150 tỷ USD.

Tốc độ tăng trưởng XK trung bình giai đoạn 1987 – 2014 đạt 25,5%, gấp nhiều lần tốc độ tăng GDP trung bình của giai đoạn này (6,9%).

Nhiều mặt hàng như: Hạt điều, gạo, thủy sản, dệt may… kim ngạch XK thuộc top đầu thế giới.

Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam vẫn ở mức thấp.

Khoảng 90% nông sản XK ở dạng thô hoặc sơ chế, chất lượng thấp; mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo chủ yếu gia công, lắp ráp cho nước ngoài.

Thêm nữa, do chưa có thương hiệu, hàng Việt Nam XK phải chấp nhận giá bán thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại.

Đơn cử như giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn gạo cùng loại của Thái Lan từ 3 – 5%.

Cá tra hiện chiếm hơn 90% thị phần thế giới nhưng giá bán thấp hơn 20 – 30% sản phẩm tương tự.

Do đó, Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2015 – 2020, định hướng đến năm 2030” đã được Bộ Công Thương chủ trì xây dựng với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa XK Việt Nam trên thị trường thế giới thông qua tổ chức lại sản xuất theo hướng hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, mở rộng thị trường XK.

Bên cạnh đó, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu của “Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030”.

Tận dụng lợi thế từ hội nhập

Đánh giá Dự thảo đề án đã bám sát những nội dung cơ bản của Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)- cho rằng, dự thảo cần chú trọng 3 yếu tố quan trọng.

Thứ nhất, bám sát vào Quy hoạch các ngành sản xuất đã được phê duyệt để lựa chọn mặt hàng XK chủ lực.

Thứ hai, gắn chặt mục tiêu đề án với khung khổ hội nhập ta đã và đang tích cực triển khai.

Thứ ba, cần có giải pháp để huy động sự “vào cuộc” của hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp bởi đây chính là lực lượng quan trọng nhất giúp hàng hóa nâng cao sức cạnh tranh.

Bà Trịnh Thị Thanh Thủy – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương)- nêu ý kiến:

Cạnh tranh là yếu tố thay đổi theo từng thời kỳ chứ không phải cố định nên đề án cần đánh giá và vạch ra giải pháp mang tính lâu dài; định hướng để sản phẩm có thể tham gia tốt vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Có như vậy, sản phẩm mới có năng lực cạnh tranh tốt, XK bền vững.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh:

Đề án cần bám sát khung khổ hội nhập để xác định mặt hàng, thị trường thực sự có thế mạnh, từ đó tìm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh XK


Related news

GAA, ASC và GlobalG.A.P thống nhất chương trình đánh giá chung GAA, ASC và GlobalG.A.P thống nhất chương trình đánh giá chung

Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA), Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) và GlobalG.A.P đã đạt được bước tiến đáng kể trong việc triển khai biên bản ghi nhớ (MoU) trong Hội chợ thủy sản toàn cầu tại Brussels, Bỉ.

Saturday. May 23rd, 2015
Hơn 350 triệu USD nhập khẩu nguyên liệu thủy sản Hơn 350 triệu USD nhập khẩu nguyên liệu thủy sản

Ước tính của Tổng cục Thống kê cho thấy, 4 tháng đầu năm 2015, Việt Nam NK 363 triệu USD nguyên liệu thủy sản, tăng hơn 100% so với cùng kỳ 2014.

Saturday. May 23rd, 2015
Ngành tôm Việt Nam sẽ còn nhiều trắc trở trong thời hội nhập Ngành tôm Việt Nam sẽ còn nhiều trắc trở trong thời hội nhập

Đó là ý kiến phát biểu của ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tại hội thảo “Tác động của các FTAs đối với thương mại xuất nhập khẩu tôm Việt Nam”.

Saturday. May 23rd, 2015
4 tháng đầu năm, số lô tôm bị cảnh báo tăng cao 4 tháng đầu năm, số lô tôm bị cảnh báo tăng cao

Chỉ 4 tháng đầu năm 2015, tổng số lô tôm xuất khẩu cả nước bị ba thị trường nhập khẩu chính là Mỹ, EU và Nhật Bản trả về do “vướng” chất cấm đã bằng gần 40% so với con số của cả năm ngoái, theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad).

Saturday. May 23rd, 2015
Lo thiếu hụt nguồn nguyên liệu thủy sản quí 3 Lo thiếu hụt nguồn nguyên liệu thủy sản quí 3

Xuất khẩu khó khăn, giá nguyên liệu tôm và cá tra xuống thấp cùng với dịch bệnh trên tôm hoành hành từ đầu năm tới nay khiến cho nông dân cắt giảm diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản. Do vậy, nhiều doanh nghiệp lo lắng về khả năng thiếu nguồn nguyên liệu thủy sản xuất khẩu vào quí 3 sắp tới.

Saturday. May 23rd, 2015