Nâng Cao Chất Lượng Con Giống Tôm Càng Xanh Năm 2013 Ở Đồng Tháp
Năm 2012, diện tích nuôi tôm càng xanh toàn tỉnh Đồng Tháp khoảng 1.285 ha, đạt 58 % kế hoạch, sản lượng hơn 1.600 tấn, năng suất trung bình 1,3 tấn/ha. Tập trung nhiều nhất ở các huyện: Tam Nông, Lấp Vò, Cao Lãnh và TX. Hồng Ngự. Hiện toàn tỉnh có 25 cơ sở sản xuất giống và 10 cơ sở ngoài tỉnh có đủ năng lực và điều kiện sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu khoảng 353 triệu tôm giống phục vụ người nuôi, chưa xảy ra hiện tượng thiếu hụt con giống.
Năm nay, nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng vào các vùng dự án như: điện, lộ giao thông, đào mới và nạo vét kinh tạo nguồn... đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Giá tôm càng xanh thương phẩm luôn cao và ổn định giúp người nuôi yên tâm sản xuất. Các cơ quan chuyên môn như: Thú y, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư, các Viện, Trường đã tích cực chuyển giao các quy trình kỹ thuật nuôi tiên tiến, các phương pháp phòng trị bệnh có hiệu quả. Tổ chức nhiều buổi hội thảo chuyên đề nhằm giúp hộ nuôi cập nhật thông tin mới và nâng cao trình độ sản xuất.
Bên cạnh đó, Chi cục Thủy sản cũng thành lập các tổ theo dõi cánh đồng tôm, phân công cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống vùng nuôi, hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra, theo dõi để xử lý kịp thời các tình huống xảy ra; thực hiện mô hình kiểm soát bệnh định kỳ hàng tháng nhằm chủ động trong công tác phòng trị bệnh.
Tuy nhiên, năm nay do mực nước lũ thấp đã gây ảnh hưởng đến môi trường sống và tốc độ sinh trưởng của tôm. Nhiều hộ nuôi tôm vào mùa nghịch, chất lượng tôm giống không đảm bảo dẫn đến tôm chậm lớn, tỷ lệ hao hụt cao. Bên cạnh đó, đa số người nuôi nguồn vốn còn hạn chế, vốn vay ngân hàng theo định mức chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Trong việc tiêu thụ, các công ty thực hiện ký kết thu mua tôm còn rất ít, việc ký kết chưa chặt chẽ, phần lớn người nuôi bán cho thương lái nên dễ bị ép giá. Giá cả thị trường biến động nên việc thỏa thuận thuê đất trong các vùng dự án nuôi tôm gặp nhiều khó khăn do chủ đất đưa mức thuê lên cao...
Khai thác tiềm năng, tận dụng lợi thế mùa nước nổi, năm 2013 tỉnh Đồng Tháp phấn đấu diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 1.300 ha, sản lượng 1.943 tấn, tăng 15ha và 277 tấn so với năm 2012. Ngoài việc tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ quản lý dịch bệnh, đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào nuôi trồng thủy sản, ngành nông nghiệp tổ chức các lớp tập huấn về sản xuất và nâng cao chất lượng con giống, tạo ra những con giống sạch bệnh, giá thành hạ.
Hiện nay nhu cầu con giống rất lớn, nhưng các cơ sở sản xuất trong tỉnh chưa đáp ứng đủ. Để đảm bảo cung cấp đủ con giống đạt chất lượng, kịp thời vụ, ngành nông nghiệp khuyến cáo người nuôi chủ động đăng ký mua con giống với các cơ sở uy tín trong và ngoài tỉnh, không thả nuôi con giống không rõ nguồn gốc.
Bên cạnh đó, ngành sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước về sản xuất, kinh doanh giống thủy sản. Xử lý kịp thời những cơ sở không đủ điều kiện hoạt động; xây dựng các mô hình nâng cao chất lượng từ nguồn tôm giống đã được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II tuyển chọn. Nâng cao vai trò của Hiệp hội Thủy sản, hợp tác xã làm cầu nối với các doanh nghiệp giúp người nuôi tiêu thụ sản phẩm.
Related news
Vụ sản xuất đông xuân 2013 - 2014, trong khi nông dân ở ĐBSCL than phiền về tình trạng giá lúa thấp, khó tiêu thụ… thì ở An Giang có gần 200 hộ trồng lúa Nhật với diện tích 500ha đang trúng mùa, trúng giá.
Ông Phan Lâm Tường, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đường Bình Định (BISUCO) cho biết, trong tình hình giá đường trên thị trường đang giảm mạnh, nhưng để đảm bảo lợi ích cho nông dân, BISUCO vẫn mua mía nguyên liệu của nông dân với giá 900 ngàn đồng/tấn mía 10 chữ đường.
Đến ngày 15-4, theo số liệu của Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn, đã có hơn một nghìn ha rừng hồi ở các huyện: Văn Quan, Cao Lộc, Lộc Bình... bị nhiễm bọ ánh kim.
Các hộ nông dân tham gia mô hình đã được các chuyên gia tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng phương pháp tưới ướt - khô xen kẽ thay vì việc canh tác lúa lúc nào cũng có nước như hiện nay.
Niên vụ cà phê 2013/2014, nhờ các DN đồng loạt mở kho cho nông dân ký gửi và hỗ trợ tới 70% giá trị lô hàng nên người dân đã không phải bán tống bán tháo với giá rẻ như trước đây.