Nấm Đông Cô Giúp Cải Thiện Chức Năng Miễn Dịch Ở Người
Nấm đông cô (hay còn gọi là nấm hương) rất tốt cho chúng ta, và các sản phẩm phụ từ nấm đông cô có thể hữu ích cho các cây trồng khác nữa.
Những loại nấm này có chứa chất polysaccharide có phân tử lượng cao (HNWP), và chất này đã được một vài cuộc nghiên cứu chứng minh rằng, nó có thể cải thiện chức năng miễn dịch ở người. Một cuộc nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, chất eritadenine trong nấm đông cô có thể giúp làm giảm lượng cholesterol.
Nhà nông học David Brauer thuộc Sở Nông nghiệp Hoa Kỳ (ARS) đang nghiên cứu việc sản xuất nấm đông cô tại trung tâm nghiên cứu của sở ở Booneville, Ark. Cộng tác cùng các nhà sản xuất tại trung tâm nghiên cứu nấm đông cô ở Shirley, Ark, Brauer đánh giá xem liệu nấm đông cô mọc ở gỗ có lượng HMWP cao hơn nấm mọc ở trang trại hay không.
Nhóm nghiên cứu đã ghép các khúc gỗ với các bào tử từ 3 loại nấm đông cô khác nhau và so sánh sản lượng của nó với sản lượng nấm đông cô được trồng ở trang trại. Họ nhận thấy rằng, nấm mọc ở gỗ có lượng HMWP cao hơn nấm được trồng ở trang trại khoảng 70%.
Nhóm nghiên cứu còn quan sát thấy rằng, nấm đông cô mọc ở những khúc gỗ cây sồi màu đỏ và trắng có lượng HMWP cao hơn nấm đông cô mọc ở những khúc gỗ có nhựa cây.
Nấm đông cô mọc ở các khúc gỗ đặc biệt có các hợp chất có thể cải thiện chức năng miễn dịch ở người cao hơn các loại nấm đông cô mọc ở các trang trại.
Những khúc gỗ được dùng trong sản xuất nấm đông cô thường cho năng suất cao khoảng từ 2 đến 3 năm. Các nông trại trồng nấm đông cô lớn hơn có thể có trên 3.000 khúc gỗ và bỏ đi khoảng 1.000 khúc gỗ mỗi năm.
Không để lãng phí những khúc gỗ đã được sử dụng đó, nhóm của Brauer đã đập vụn các khúc gỗ này ra, cho thêm phân ure và vỏ bào từ các cây thân cỏ vào, sau đó trộn hỗn hợp này lại thành 1 loại phân trộn. Họ nhận thấy rằng, lượng Nitơ trong loại phân trộn này có thể sánh cùng lượng Nitơ có trong các chất cải tạo đất được mua ở ngoài thị trường.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phân trộn từ gỗ này để cải tạo đất trong hệ thống trồng rau nhà kính và nhận thấy rằng, các cây trồng từ hạt có tốc độ phát triển nhanh hơn những cây được trồng ở đất không được cải tạo. Sử dụng phân trộn được tái chế cũng là 1 cách để người trồng nấm tăng lợi nhuận.
Related news
Từ lâu nhân dân ta thường sử dụng nấm truyền thống trong chế biến thực phẩm hàng ngày như: nấm rơm, nấm mèo, nấm đông cô, nấm hương, nấm mối,… Và nấm đông cô (nấm hương) là loại thực phẩm bổ dưỡng và phù hợp với mọi lứa tuổi.
Thịt giò heo kho bằng nồi áp suất mềm ơi là mềm, thấm vị dầu hào, hành tím thơm ơi là thơm, nấm đông cô cũng thơm ngon không kém, dầm ớt hiểm ra để nước kho có vị cay the nhè nhẹ nữa... Ăn món này dễ hết cơm quá đi mất :).
Nấm đông cô chứa nhiều axit amin và còn có khả năng giải độc, kháng ung thư, vì thế khi kết hợp cùng công thức tiềm, chúng ta sẽ có một món ăn cực kì bổ dưỡng: Gà tiềm nấm đông cô. Các bạn thử thực hiện cùng Món Ngon Mỗi Ngày để làm một món quà thật ý nghĩa tặng Mẹ nhân ngày của Mẹ nhé!
Nấm hương có tên khoa học là Lentinula edodes; tên khác: nấm đông cô. Quả thể nấm có các phần: cuống, màng bao, phiến, mũ n; màu sắc khác nhau từ nâu nhạt, màu xám.
Nấm hương có lẽ là loại nấm ngon nhất trong các loại nấm và thường chỉ có trong những bữa tiệc sang trọng. Ngày xưa, nấm hương hiếm lắm, người ta phải đi tìm và thu hái trong rừng ở những vùng lạnh lẽo. Nhưng nay, nấm hương đã được tổ chức nuôi trồng ở nhiều nơi.