Năm 2015, Ngành Nông Nghiệp Tỉnh Phấn Đấu Khai Thác Và Nuôi Trồng 191.200 Tấn Thủy Sản

Ngày 4.3, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất thủy sản năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015.
Theo Sở NN&PTNT, năm 2014, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trên lĩnh vực thủy sản đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển ngành nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản. Nhờ vậy, giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.867 tỉ đồng, tăng 5,7% so với năm trước. Trong đó, giá trị sản xuất khai thác đạt 1.466 tỉ đồng, tăng 6,4%; giá trị nuôi trồng thủy sản đạt 364 tỉ đồng, tăng 2,6% và giống thủy sản đạt 37 tỉ đồng, tăng 8,1%.
Tuy vậy, nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh ta còn thiếu tính bền vững, tình trạng xả nước thải trực tiếp từ các ao hồ ra môi trường diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi chưa được quan tâm đúng mức, nên dịch bệnh đã phát sinh ở nhiều địa phương. Sản lượng thủy sản khai thác được khá lớn, nhưng chất lượng không cao, nên giá trị xuất khẩu còn thấp…
Năm 2015, ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Định đề ra mục tiêu, tổng sản lượng thủy sản đạt 191.200 tấn, trong đó sản lượng khai thác thủy sản khai thác 182.200 tấn (sản lượng cá ngừ đại dương 9.000 tấn); sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 9 ngàn tấn (sản lượng tôm 5.972 tấn).
Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 75 triệu USD. Nhằm đảm bảo mục tiêu trên, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp chính quyền các địa phương đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân theo tinh thần Quyết định 48 và Nghị định 67 của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá bám biển khai thác thủy sản, đồng thời triển khai thực hiện Đề án: “Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ đại dương theo chuỗi”; phát triển nuôi trồng thủy sản công nghệ cao và thu hút đầu tư chế biến, xuất khẩu thủy sản ở những vùng đã được quy hoạch…
Related news

Phát huy lợi thế từ biển, người dân các tỉnh ven biển Kiên Giang, Cà Mau đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro…

Chuyến công tác về lại 3 huyện phía nam là Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai (Lâm Đồng) trong những ngày đầu tháng 5 này, chúng tôi thêm một lần nữa chứng kiến cảnh dở khóc dở cười của nông dân về chuyện “trồng - phá, phá - trồng” cây ca cao.

Bà Lâm Kim Huệ, ở ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau), nuôi tôm khép kín trong 4.000m2, vừa thu được 7 tấn tôm chân trắng. “Tôi nuôi tôm 4- 5 năm rồi nhưng chỉ thu được chừng 2 tấn với kích cỡ tôm 100 con/kg, giá bán thấp.

Cây hồng không hạt được người dân xã Quảng Bạch (Chợ Đồn - Bắc Kạn) đưa về trồng từ khá lâu. Đây là loại cây hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, cho chất lượng quả thơm, ngon không kém so với các nơi khác. Để cây hồng trở thành cây trồng mũi nhọn kinh tế, xã Quảng Bạch đang vận động nhân dân mở rộng diện tích, tiến tới hình thành vùng trồng hồng không hạt hàng hóa.

Từ đầu năm đến nay thị trường thanh long của tỉnh Bình Thuận bị biến động mạnh, giá sụt giảm, thị trường xuất khẩu thu hẹp, chất lượng sản phẩm giảm làm cho nhiều nhà vườn lao đao…Tìm và mở thị trường mới là nhu cầu cấp bách của thanh long Bình Thuận.