Na Lạng Sơn Được Giá

Hiện nay, người dân ở huyện Chi Lăng, Hữu Lũng (Lạng Sơn) đang bước vào mùa thu hoạch na với niềm vui được giá…
Diện tích na ở hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng có khoảng 2.000ha, sản lượng trung bình đạt gần 300 ngàn tấn/ năm. Ông Vy Văn Tuyến ở thị trấn Đồng Bành (huyện Chi Lăng) - chủ nhân của hơn 1.000 gốc na cho biết: “Năm ngoái giá na loại to đẹp chỉ 25.000 đ/kg, nhưng năm nay lên tới 35.000 – 40.000 đ/kg, loại trung bình có giá từ 25.000 – 28.000 đ/kg nên người dân vui lắm”.
Còn anh Anh Vy Văn Thắng, ở xã Chi Lăng (huyện Chi Lăng) nói: “Năm nay na được giá hơn năm ngoái. Nhà tôi có khoảng 100 cây, bây giờ mới giữa vụ nhưng mỗi cây cũng đã thu được gần 400.000 đ”. Hiện tại, nhiều tư thương ở các vùng Hà Tây cũ, Nam Định, Hải Phòng và cả Nghệ An, Hà Tĩnh đến mua na.
Anh Nguyễn Văn Vinh, chuyên buôn bán hoa quả ở Thành Phố Nam Định vừa chọn na vừa nói: “Tôi đã 3 năm liền mua na ở đây về bán, năm nay giá na cao nhưng là giá chung. Hơn thế, na ở đây rất dễ bán vì quả thơm, ngọt sắc chứ không nhạt như na các vùng khác”. Dù giá rất cao nhưng các tư thương tranh nhau mua, rất nhiều các tư thương đến mua khoán cả vườn, họ tự thu hái, tự tiêu thụ. Ngoài ra còn có nhiều điểm đóng na tập trung theo đơn đặt hàng.
Related news

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết những mô hình ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thành công đều có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, có vai trò của doanh nghiệp hoặc nhà nước hỗ trợ chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm.

Đến thời điểm này, những hộ nông dân trồng củ sắn (củ đậu) ở 4 ấp thuộc xã An Thạnh Đông (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) đạt lợi nhuận gần 50 triệu đồng/công sau khi trừ chi phí. Đây được xem là “mùa vàng” với người trồng củ sắn ở xã An Thạnh Đông khi giá bán đạt... “kỷ lục” 7.000 đồng/kg!

Người nuôi tôm hùm ở TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, hiện giá tôm hùm thương phẩm xuống thấp, chỉ còn 1,2 triệu đồng/kg, giảm 200.000 đồng/kg so với đầu tháng 3 và giảm 600.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2015. Giá tôm xuống thấp khiến người nuôi hòa vốn hoặc lãi ít sau gần 2 năm nuôi.

Hướng tới việc khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và bền vững, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đề ra nhiệm vụ tổ chức lại sản xuất trên biển, đồng thời thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.

Nghề nuôi cá nước chảy có ở hầu khắp các xã huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, mỗi xã lác đác có khoảng chục hộ nuôi. Ở xã Tình Húc nghề nuôi cá nước chảy phát triển quy mô hơn bởi ở đây có nhiều đồi sườn dốc thoai thoải, có khe nước chảy qua thích hợp với nghề nuôi cá nước chảy.