Mỹ Cấp Chứng Nhận Bảo Hộ Cho Gạo Và Thanh Long Việt Nam
Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ vừa cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền cho 2 nhãn hiệu "gạo Nàng thơm Chợ Đào” và "thanh long Châu Thành - Long An."
Ông Mai Văn Nhiều, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Long An, cho biết Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (United State Patent and Trademark Office) vừa cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền cho 2 nhãn hiệu "gạo Nàng thơm Chợ Đào” và "thanh Long Châu Thành - Long An."
Giấy chứng nhận này có hiệu lực trong vòng 10 năm.
Nhãn hiệu bảo hộ được bảo đảm 3 quyền cơ bản: độc quyền sử dụng, có quyền ngăn cấm hành vi sử dụng của bất kỳ hành vi sử dụng của bất kỳ cơ sở sản xuất cùng ngành nghề trên lãnh thổ được bảo hộ; được quyền chuyển giao quyền sử dụng, ký kết các hợp đồng hợp tác, hợp đồng chuyển giao giấy phép cho bất kỳ đối tác nào khác trên lãnh thổ được bảo hộ; được quyền yêu cầu cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ nhãn hiệu của mình khi có người khác xâm phạm.
Tỉnh Long An đang tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh đặc sản "gạo Nàng thơm Chợ Đào” và "thanh long Châu Thành - Long An”; xây dựng và hướng dẫn quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn quy định cho từng loại cây trồng; cung ứng và bảo đảm chất lượng về giống và bảo vệ thực vật.
Ngoài ra, tỉnh Long An tăng cường tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu rộng rãi các mặt hàng đặc sản của tỉnh, xúc tiến thương mại tìm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm trên ở trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức phong phú và hiệu quả; duy trì hiệu lực các văn bằng bảo hộ tại nước ngoài nói chung và tại Mỹ nói riêng; hỗ trợ các hợp tác xã về mặt pháp lý liên quan đến nhãn hiệu đã được bảo hộ, cung cấp thông tin về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và chọn đại diện sở hữu trí tuệ tại nước ngoài để làm đại diện khi xuất hàng mang nhãn hiệu hoặc có tranh chấp xảy ra.
Ấp Chợ Đào, thuộc xã Mỹ Lệ (huyện Cần Đước) có 500 ha, đây là vùng đất duy nhất có thể trồng và nhân giống gạo Nàng thơm. Chính vì thế mỗi năm, sản lượng loại gạo này sản xuất được là rất ít, chỉ khoảng trên 1.500 tấn/năm.
Vì là loại gạo ngon đặc biệt, phần lớn nông dân sau khi thu hoạch đều để dành riêng cho người thân. Những bát cơm đặc sản mà không nơi đâu có được mùi thơm ngon, đậm đà quê hương như xứ Cần Đước.
Hiện huyện Châu Thành có gần 2.200 ha thanh long, sản lượng hàng năm đạt trên 30.000 tấn trái. Thời gian qua, tỉnh Long An tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người trồng thanh long theo hướng an toàn, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGAP, nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định, bảo đảm chất lượng cho xuất khẩu.
Related news
Vùng nguyên liệu mía thuộc 2 xã Diên Đồng và Diên Xuân (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) đã áp dụng phương pháp tưới phun, góp phần làm tăng năng suất cây mía…
Vụ xuân hè năm nay nông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) xuống giống khoảng 600 ha củ cải trắng. Đây là cây màu được bà con luân canh với vụ hành tím. Hiện củ cải trắng đang vào vụ thu họach, với năng suất đạt cao, giá cả tương đối ổn định.
Nhờ mạnh dạn ứng dụng các giống lúa, đậu, ngô... mới vào sản xuất kết hợp với đẩy mạnh cơ giới hóa nên giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Ba Vì (Hà Nội) năm 2013 đã đạt 95 triệu đồng/ha/năm, cao hơn 58 triệu đồng/ha so với năm 2008.
Nói đến vùng đất xã Chí Công (Tuy Phong - Bình Thuận) người ta nghĩ ngay đến cái nắng nóng, khô hạn, khắc nghiệt. Nhưng thời gian gần đây vùng đất nghèo này được phủ bởi màu xanh của các cây trồng có giá trị kinh tế. Những vườn thanh long xanh tốt, bước đầu cho thu nhập cao đã minh chứng cho sự thay đổi đó.
Thực hiện chủ trương của thành phố về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, Hội Nông dân TP.HCM và các sở, ngành liên quan đang xúc tiến nhiều chương trình hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào trong sản xuất.