Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Muốn gặp lợn phải cách ly trước 3 ngày, qua phòng sát trùng

Muốn gặp lợn phải cách ly trước 3 ngày, qua phòng sát trùng
Author: Duy Hậu
Publish date: Wednesday. July 6th, 2016

Cách ly 3 ngày trước khi “gặp” lợn

Phải thuyết phục mãi chúng tôi mới được ông Nguyễn Văn Hưởng (thôn 3, xã Đăk Sin, huyện Đăk R’Lấp, Đăk Nông) đồng ý cho thăm trang trại. Nhưng mặc dù đã được sát trùng ngay từ ngoài cổng, chúng tôi vẫn không thể tiếp cận được khu chuồng trại của ông Hưởng mà chỉ có thể xem qua màn hình theo dõi. Ông Hưởng bảo, không loại trừ bất kỳ ai, nếu muốn tiếp cận được khu vực chuồng trại thì phải qua phòng sát trùng và phải ở cách ly 3 ngày.

Cũng phải thôi, với mức đầu tư đến 22 tỷ đồng thì quy định nghiêm ngặt ấy là hết sức cần thiết. Theo ông Hưởng, ở trang trại của ông, không chỉ quy định trên mà tất cả các quy định khác đều phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Công nhân trước khi vào nhà máy, sau 3 ngày cách ly còn phải qua một lần sát trùng nữa và phải thay đồ riêng mới được tiếp cận chuồng trại. Không chỉ thế, công nhân ở khu sạch (khu vực lợn đẻ và mang thai) và công nhân ở khu bẩn (khu tiêm vaccine) cũng phải ăn ở và sinh hoạt tách biệt, không được tiếp cận với nhau.

Nói về việc chăm sóc, ông Hưởng cho biết, trang trại hiện có 20 công nhân, kỹ thuật viên và một bác sĩ thú y túc trực thường xuyên. Chế độ ăn uống của lợn đều theo một quy trình kỹ thuật đặc biệt. Tùy theo lứa tuổi, thể trạng mà lợn có một “sơ đồ” dinh dưỡng riêng. Cứ 3 ngày, mọi khu chuồng trại lại được sát trùng, 3 tháng lợn nái được tiêm vaccine 1 lần và tất cả lợn đều được tiêm đến 6 loại vaccine. Toàn bộ khu vực chuồng trại luôn được giữ ở 27 độ C bằng hệ thống làm mát tự động. “Tính ra, mỗi một nái lợn, tôi đầu tư đến 32 triệu đồng” - ông Hưởng cho biết.

Doanh thu khủng 18 tỷ đồng/năm

Ông Hưởng kể, năm 2006, ông bắt đầu nuôi lợn nái để sản xuất con giống. Với quy mô 60 nái và chăm sóc kỹ càng, trang trại của ông cho lợi nhuận khá cao. Năm 2012, qua tư vấn của Công ty CP chăn nuôi CP, ông quyết định kêu gọi những người xung quanh góp vốn đầu tư làm ăn lớn. Tin tưởng vào “tay nghề” của ông Hưởng, em trai ông cùng 5 người nữa đã quyết định góp vốn thành lập nên HTX Đồng Tiến, vay ngân hàng 6 tỷ đồng và góp thêm vốn để đầu tư vào trang trại.

Nhờ quy trình chăm sóc bài bản, hơn 3 năm qua trang trại của HTX Đồng Tiến luôn phát triển ổn định. Hiện mỗi tháng, trang trại xuất bán khoảng trên dưới 1.000 lợn giống, với trọng lượng từ 20-25kg/con. Giá bán tùy theo trọng lượng, trong đó, 20kg đầu được mua đúng giá cam kết của Công ty CP chăn nuôi CP, mỗi kg tiếp theo được tính theo giá ưa đãi. “Nếu trước đây, mỗi nái cho 5 lứa/3 năm thì nay với quy trình chăm sóc đặc biệt, mỗi nái có thể sinh sản 2,4 lứa/năm, số con giống cũng tăng lên, trung bình 10 lợn giống/lứa. Số con giống này đều được Công ty CP chăn nuôi CP bao tiêu toàn bộ. Hiện chúng tôi chưa thể tính toán được lợi nhuận vì đang trong quá trình hoàn vốn, song nếu tính doanh thu thì được khoảng 18 tỷ/năm”- ông Hưởng cho biết.

Cũng theo ông Hưởng, chỉ trong vòng 2 năm nữa, Đồng Tiến sẽ thu hồi hết vốn. Sắp tới, HTX này sẽ tiếp tục mở rộng với quy mô lên đến 1.800 lợn nái. “Với quy trình chăn nuôi như hiện nay, chúng tôi có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề dịch bệnh trên đàn lợn. So với cách chăn nuôi trước đây thì mặc dù đầu tư ban đầu rất lớn, nhưng chúng tôi tin lợi nhuận thu về cũng không hề nhỏ”- ông Hưởng nói.


Related news

Người tiên phong nuôi vịt trời ở Phú Yên Người tiên phong nuôi vịt trời ở Phú Yên

Tận dụng mảnh đất triền đồi cằn cỗi, anh Phan Văn Hóa (37 tuổi) quê ở xã Xuân Phước, huyện miền núi Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã mạnh dạn thả nuôi, nhân thành công giống vịt trời kết hợp với trồng trọt bằng sự tìm tòi và lòng đam mê của chính mình. Tuy chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng anh Hóa vẫn nuôi hy vọng, mai này sẽ có nhiều người biết đến, đặt mua con giống và thịt thương phẩm.

Tuesday. July 5th, 2016
Áp dụng kỹ thuật mới trong nghề trồng dâu nuôi tằm Áp dụng kỹ thuật mới trong nghề trồng dâu nuôi tằm

Nhờ áp dụng kỹ thuật mới nên nhiều hộ dân ở xã Diên Đồng, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa đã đạt hiệu quả kinh tế cao trong nghề trồng dâu nuôi tằm.

Tuesday. July 5th, 2016
Phú Yên chăn nuôi an toàn sinh học hạn chế dịch bệnh, giảm rủi ro Phú Yên chăn nuôi an toàn sinh học hạn chế dịch bệnh, giảm rủi ro

Nhằm hạn chế rủi ro trong chăn nuôi, thời gian qua, các ngành chuyên môn và người dân đã đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, giúp hạn chế dịch bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tuesday. July 5th, 2016