Muối hữu cơ giúp cải thiện hiệu quả tăng trưởng của tôm thẻ
Năm 2014, một nhóm nghiên cứu do Bruno dẫn đầu cho thấy khi bổ sung vào khẩu phần ăn của tôm 2 muối sodium butyrate và sodium propionate (đây là muối của 2 loại acid hữu cơ acid butyric và acid propionic) với các tỉ lệ khác nhau sẽ làm tăng thể trọng tôm, hiệu quả sử dụng thức ăn, khả năng hấp thu Nitơ, tỉ lệ hiệu quả Protein;
Tỉ lệ sống và sản lượng thu hoạch cao hơn so với khẩu phần ăn bình thường.
Lượng Vibrio sp. trong đường ruột cũng giảm đáng kể khi kết hợp cho ăn với 2 loại muối hữu cơ này.
Tăng cường khả năng phát triển: Khi bổ sung butyrate và propionate (0,5%, 1% và 2%) vào khẩu phần ăn của tôm thì kết quả cho thấy đều tăng thể trọng tôm.
Nhưng khi bổ sung 2% propionate vào khẩu phần ăn thì hiệu quả sử dụng thức ăn tăng rõ rệt, tỉ lệ sống tăng 4,3% so với khẩu phần ăn bình thường. Sản lượng thu hoạch cũng tăng từ 992 kg/ha lên 1127 kg/ha khi bổ sung 2% butyrate.
Một nghiên cứu khác của Nuez-Ortin (2011) cho thấy tăng 9% thể trọng tôm và 3% tỉ lệ sống khi bổ sung 0,1% sodium butyrate vào thức ăn.
Tăng khả năng hấp thụ Nito và protein: khi bổ sung 0,5% propionate thì tỉ lệ hấp thu Nitơ tăng 5%, còn khi bổ sung 2% butyrate thì tăng 8%.
Tỉ lệ hiệu quả Protein cũng tăng từ 1.05 lên 1.37 khi bổ sung 2% butyrate vào khẩu phần ăn.
Giảm lượng Vibrio sp. trong đường ruột:
Sau thời gian nuôi kết hợp với butyrate và propionate trong khẩu phần ăn, ruột tôm được tách biệt sau đó pha loãng rồi cấy lên môi trường đặc trưng để xác định lượng Vibrio sp. thì kết quả cho thấy lượng Vibrio sp. giảm rõ rệt so với ban đầu (từ 10^8 xuống 10^6 CFU/g sau 27 ngày nuôi).
Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng ứng dụng của các muối hữu cơ cũng như các acid hữu cơ vào ngành nuôi trồng thủy sản là rất lớn.
Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều loại sản phẩm chứa các gốc acid hữu cơ, bà con có thể cân nhắc để sử dụng có hiệu quả trong vụ nuôi của mình.
Source:
1. Bruno C. d. S., Felipe N. V., José L. P. M.,Norha B., Walter Q. S. (2014), Butyrate and propionate improve the growth performance of Litopenaeus vannamei, Aquaculture Research, 1–12.
2. Nuez-Ortin W.G. (2011), Gustor-aqua: an effective solution to optimize health status and nutrient utilization. International Aquafeed, 18–20.
Related news
Cá tra làmặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa quan trọng của ngành thủy sản ĐBSCL. Để cải thiện chất lượng cá tra nuôi hầm, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, KS. Nguyễn Thị Ngọc Hà (Trung tâm Khuyến Nông tỉnh An Giang) đã thử nghiệm thành công quy trình nuôi cá tra sạch bằng cách sử dụng các chế phẩm vi sinh.
Trong thời gian gần đây, hầu như tất cả các vùng nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đều đã xuất hiện những loại bệnh phổ biến như xuất huyết, bệnh gan-thận mủ, bệnh gạo, trắng mang, trắng gan đã gây tổn thất rất lớn cho nghề nuôi.
Cá tra đánh bắt ngoài tự nhiên tại các vùng nước sạch đều có thịt màu trắng, trong khi cá tra nuôi hầm, bè thịt cá thường bị vàng, nên hiệu quả xuất khẩu không cao.
Vì sao cá tra nuôi có thịt vàng? Có rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động trong suốt quá trình nuôi. Nhìn chung, chúng tôi thấy có các nguyên nhân sau:
Từ đầu tháng 8 đến tháng 11 hàng năm lũ về ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu long sẽ cuốn trôi phèn, mang theo nhiều vật chất hữu cơ phân huỷ, cuốn theo các mầm bệnh từ thượng nguồn đổ về, cùng với độc tố thuốc bảo vệ thực vật từ nội đồng ra kênh rạch, hậu quả sẽ làm thay đổi điều kiện môi trường sống của các loài thuỷ sản nuôi.