Mục Tiêu Năm 2020 Năng Suất Lao Động Nông Nghiệp Sẽ Đạt 2.000 USD/người

Mục tiêu hướng đến năm 2020 là năng suất lao động sản xuất nông nghiệp sẽ đạt 2.000 USD/người; tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp ở khâu làm đất đạt 95%, khâu gieo trồng, chăm bón đạt 70%, khâu thu hoạch đạt 70%, khâu chế biến đạt 80%.
Sáng qua (25.9), tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức hội thảo công bố kế hoạch hành động 4 ngành công nghiệp ưu tiên (công nghiệp điện tử; công nghiệp chế biến nông thủy sản; công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ông Cao Bảo Anh-Vụ Công nghiệp nặng, đại diện nhóm của ngành máy nông nghiệp của Bộ Công Thương cho biết, mục tiêu hướng đến năm 2020 là năng suất lao động sản xuất nông nghiệp sẽ đạt 2.000 USD/người; tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp ở khâu làm đất đạt 95%, khâu gieo trồng, chăm bón đạt 70%, khâu thu hoạch đạt 70%, khâu chế biến đạt 80%.
Ông Cao Bảo Anh cho biết, với mục tiêu nói trên, ngành sẽ khuyến khích người nông dân sử dụng máy móc nông nghiệp; khuyến khích các nhà sản xuất cung cấp các loại máy móc nông nghiệp dựa theo nhu cầu của người dân; đồng thời, xây dựng các quy định nhằm tạo môi trường kinh doanh máy nông nghiệp lành mạnh...
Related news

Chiều 3.3, lãnh đạo các sở: Công Thương, KH&CN, VH-TT& DL và UBND TP Quy Nhơn đã thống nhất đề xuất UBND tỉnh Bình Định gửi đơn đăng ký đề xuất để chính thức xác lập kỷ lục Châu Á món ăn đặc sản “Chả cá Quy Nhơn”.

Nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm A/H5N1 vẫn còn ở mức cao. Điều đáng lo là thời gian qua, trong số các ổ dịch phát sinh mới tại nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực giáp ranh với địa bàn tỉnh Hậu Giang đang lưu hành các chủng vi-rút thuộc Clade 2.3.2.1C, thay vì Clade 1.1.

Vi rút cúm A/H5N1 tồn tại trong đàn thủy cầm dưới dạng lành mang trùng, bùng phát khi có điều kiện thuận lợi. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 10 ổ dịch với 24.257 con gia cầm mắc bệnh cúm ở các huyện Vũng Liêm, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn và TX Bình Minh, trong đó có 2 ổ dịch đã qua 21 ngày.

Trang trại Phong Thúy và 6 trang trại “vệ tinh” ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã “Việt hóa” thành công công nghệ chăm sóc cà chua từ châu Âu và châu Úc, đạt giá trị sản xuất từ 1,5 - 2 tỷ đồng/ha/năm.

Rau VietGAP Thuận Nghĩa xuất hiện trên thị trường tỉnh Bình Định từ năm 2011. Đây là sản phẩm của 3 nhóm nông dân cùng sở thích sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn).