Home / Rau củ quả / Cà tím

Mùa đông xen canh cà tím cho vườn rau năng suất tối đa

Mùa đông xen canh cà tím cho vườn rau năng suất tối đa
Author: Bích Phượng
Publish date: Thursday. September 22nd, 2016

Kỹ thuật trồng cà tím không quá khó nhưng chúng luôn đòi hỏi một số yêu cầu cơ bản mà người làm vườn cần nắm được như: đất trồng tơi xốp, nhiều mùn và dễ thoát nước; vun xới đất để tạo độ thông thoáng; tưới từ 1-2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều muộn. Đặc biệt, nguồn nước để tưới cho cà cần sạch sẽ và không bị lẫn tạp chất; nên bón các loại phân chuồng hoại mục hoặc phân hữu cơ cho cây vào những thời điểm quan trọng để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Tách và gieo ươm hạt

Chọn những quả cà tím lớn đều, dài và không sâu bệnh để làm giống. Khi bổ quả ra lấy hạt cần tách phần thịt quả chứa hạt cà vào một cái khay và đổ ngập nước. Ngâm chúng trong vòng một vài tiếng cho phần thịt quả nở bung ra. Dùng vợt lưới lọc bỏ phần nổi bên trên, những hạt quả nặng hơn sẽ chìm xuống dưới.

Do hạt cà tím có vỏ gỗ cứng, tương đối dày nên trước khi gieo phải ngâm nước 24-30 giờ. Vớt ra ngâm tiếp trong nước ấm 50 độ C (2 sôi, 3 lạnh, vừa để diệt nấm bệnh, vừa kích thích cho hạt nhanh nẩy mầm) trong 1 giờ. Ủ trong vải ẩm cho nứt nanh rồi đem gieo, cần tưới giữ ẩm cho đất. Khi cây con có 5-6 lá thật, cao 6-8cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra chậu.

Làm đất, bón lót

Chọn các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước. Bón các loại phân bón để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cây.

Tưới nước và chăm sóc

Tưới nước mỗi ngày, sáng một lần và chiều mát một lần, không cần tưới khi trời vừa mưa. Khi cây cao 30 cm cắm thêm 1 cây chống buột thân cây cà tím vào để gió không làm cây đổ ngã, lung lay gốc sẽ dễ nhiễm bệnh ở gốc thân, ra hoa đậu trái kém. Cây ra hoa phải tưới đủ nước, không dùng vòi nước tưới phun lên trên hoa sẽ làm rụng hoa và rụng trái non. Phun định kỳ super NPK 6-14-6 để cây đậu trái tốt hơn. Tỉa bớt cành nhất là cành vượt (cành vươn thẳng, không phân nhánh).

Chú ý kiểm tra sâu bệnh thường xuyên để có biện pháp phòng trị kịp thời. Các đối tượng gây hại chính là sâu xám, sâu ăn lá, bọ rùa chấm, nhện đỏ, rệp... Dùng các loại thuốc trừ sâu như trong danh mục cho phép để phun trừ. Tránh để bị úng ngập nhằm tránh các bệnh hại do nấm và vi khuẩn như lở cổ rễ, thối gốc,...

Thu hoạch

Khi trái cà tím thẳng bóng da, hoa khô trên đỉnh đầu đã rụng thì có thể thu hái ngay trái đó. Cà tím thu hái trái từ 2 - 3 tháng đối với cây trồng trong chậu. Khi cây già cỗi, nhổ bỏ cây, đất trồng cà tím nếu muốn sử dụng lại chỉ nên bón cho các loại cây ăn trái khác, không dùng trồng lại các loại cà hay ớt. Nếu tiếp tục trồng cà tím ta dùng đất HNQ (or Multi) rau ăn quả mới.


Related news

Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây cà tím Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây cà tím

Cà tím là một loại rau ăn thông dụng được trồng để lấy quả lớn có màu tím hay trắng, mọc rủ xuống.

Thursday. September 22nd, 2016
Giá trị dinh dưỡng của cà tím Giá trị dinh dưỡng của cà tím

Một chức năng quan trọng của cà tím là khả năng kháng khuẩn, kháng virus, chống antimutagenic và LDL, tất cả đều là do tác động của hợp chất phenolic, chlorogenic acid, được tìm thấy rất nhiều trong rau.

Thursday. September 22nd, 2016
Kỹ thuật canh tác cà tím nội địa Kỹ thuật canh tác cà tím nội địa

Cà tím là một trong những cây trồng được đưa vào mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các xã nông thôn mới của thành phố. Cây cà tím phù hợp với vùng đất tại Củ Chi, Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh. Đây là loại rau ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hoạch trái kéo dài. Tuy nhiên để trồng cà tím đạt hiệu quả cao cần chú ý một số kỹ thuật canh tác

Thursday. September 22nd, 2016