Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Một số vấn đề về phức hợp bệnh hô hấp trên heo (PRDC)

Một số vấn đề về phức hợp bệnh hô hấp trên heo (PRDC)
Author: Hạnh Vũ
Publish date: Monday. March 18th, 2019

Trong trang trại nuôi công nghiệp ngày nay, PRDC đã trở thành thách thức thật sự và là 1 trong những bệnh phức tạp rất khó kiểm soát. Điều này đòi hỏi phân tích tỉ mỉ thực trạng và điều tra theo dõi chặt chẽ tất cả các hoạt động sản xuất tại trại.

Dấu hiệu lâm sàng (PRDC) bắt đầu khi kháng thể thụ động từ mẹ giảm xuống và heo con tiếp xúc các mầm bệnh. Các đại thực bào phế nang chịu trách nhiệm bảo vệ cho phổi chống lại các mầm bệnh tấn công. Virus PRRS gây hư hại các đại thực bào phế nang và làm gia tăng tính nhạy cảm của phổi với các mầm bệnh.

Sau cai sữa, mầm bệnh PRDC gây giảm khả năng phục hồi sau nhiễm của heo, đồng thời giảm số lượng các đại thực bào.

Nuôi nhốt chung heo cai sữa là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh PRDC do heo con sinh từ các heo nái khác nhau có các mức miễn dịch khác nhau. Heo chậm lớn, hệ số chuyển hóa thức ăn kém, giảm ăn, sốt, ho, viêm phổi là những dấu hiệu lâm sàng chính của PRDC. Heo bị viêm phổi nặng sẽ khó phục hồi chức năng hô hấp và có thể chết.

1. Triệu chứng lâm sàng

- Bệnh tích trên phổi

- Ho, viêm phổi nặng

- Đẻ non

- Mũi bị bầm, tụ máu lúc chết

- Tai xanh

- Hạch bẹn sưng to khi kết hợp bệnh với PVC

2. Các yếu tố ảnh hưởng

• Nuôi nhốt chật, mật độ nuôi cao

• Quản lý luân chuyển đàn heo kém

• Không thành công “Cùng vào-Cùng ra”/luân chuyển đàn heo liên tục

• Nhốt chung các nguồn heo khác nhau

• Nhốt nhiều lứa tuổi trong 1 chuồng (khác biệt trên 2 tuần tuổi)

• Biến động nhiệt độ ngày-đêm quá cao

• Ẩm độ tương quan >75%

• Kiểm soát các điểm ra/vào trại: sát trùng kém

• Chất lượng không khí kém: khí ammonia

3. Điều trị và kiểm soát

Tiêm vaccin PRRS, SI và Circovirus2 có thể giúp giảm thiệt hại do PRDC. Vaccin thành công hay không phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch của đàn heo, chương trình vaccin và chương trình thích nghi cho nái hậu bị, kháng nguyên vaccin, chương trình quản lý heo và môi trường nuôi.

Mỗi trại có chương trình vaccin riêng biệt và tốt nhất nên thực hiện tư vấn với bác sỹ thú y có chuyên môn.

4. Thực hành chăn nuôi tốt

a. Thực hiện chương trình an toàn sinh học nghiêm ngặt:

• Thiết lập hàng rào bảo vệ xung quanh trại,như hàng rào cây xanh bao bọc giúp tránh thú đi lạc và khách tham quan không mong muốn.

• Người không có thẩm quyền không được phép vào trại. Những người đến từ trại khác như thương lái, lái xe tải không được phép tiếp xúc trực tiếp với heo và nhân viên làm việc trong trại.

• Xe tải chở gia súc phải được rửa sạch và sát trùng đúng cách trước khi vào trại. (Không được phép rửa xe trong trại.)

• Xe tải vận chuyển thức ăn đến thẳng từ nhà máy sản xuất thức ăn và không ghé trại chăn nuôi khác.

• Lắp đặt thiết bị rửa tay và sát trùng chân ở tất cả các điểm ra vào trại.

• Kiểm soát côn trùng, chuột, gặm nhấm, ruồi nhặng và chim (chim trời).

• Người ra/vào trại phải tuân thủ thời gian cách lý (48 giờ không tiếp xúc với heo/quầy thịt/thịt heo).

• Tất cả nhân viên và khách tham quan phải tắm và thay trang phục, đi ủng của trại cung cấp trước khi đi vào trại heo

• Làm sạch và sát trùng những ống chích và kim tái sử dụng. Cất giữ thuốc chưa sử dụng đúng cách. Kim tiêm vaccin dùng một lần.

b. Kiểm soát dịch chuyển đàn heo trong trại:

• Tránh ùn tắc dòng luân chuyển heo.

• Không thả chung heo từ nhiều nguồn trại khác nhau.

• Thực hành trống chuồng đúng cách. Để trống chuồng từ 5-7 ngày. Bắt đầu tính thời gian sau khi đã làm sạch và sát trùng chuồng.

c. Vệ sinh và sát trùng:

• Vệ sinh máng ăn, máng uống mỗi ngày.

• Vệ sinh sàn, tường, cống thoát nước mỗi ngày.

• Sát trùng và phun sương khoảng 2-3 lần/tuần.

• Xử lý xác heo chết đúng cách.

d. Cải thiện độ thoải mái cho heo:

• Tránh tình trạng stress do quá lạnh hoặc quá nóng. Kiểm soát nhiệt độ thích hợp cho từng giai đoạn heo.

• Tránh nhốt quá đông, kiểm soát mật độ nuôi nhốt (số heo/chuồng) và cung cấp diện tích sàn hợp lý.

• Cung cấp hệ thống thông thoáng hợp lý.

• Tối thiểu sự dịch chuyển đàn heo.

5. Chiến lược dinh dưỡng

• Cung cấp khẩu phần cân bằng và đầy đủ dưỡng chất.

• Loại bỏ thức ăn có nghi ngờ nhiễm độc chất ảnh hưởng miễn dịch.

- Độc tố mốc - sử dụng hợp chất hấp phụ độc tố nấm mốc.

- Dioxins, PCBs, kim loại nặng - sử dụng vi khoáng hữu cơ toàn diện.

• Bổ sung sản phẩm giúp tăng cường miễn dịch vào thức ăn giúp heo đáp ứng tốt hơn vào những thời điểm bất lợi.

- Nucleotides

- Vách tế bào nấm men

- Chống oxy hóa tế bào

Kết luận:

PRDC là bệnh trên nhiều hệ thống do rất  nhiều  yếu  tố  truyền  nhiễm  và không  truyền  nhiễm. Chương  trình tiêm  chủng  hợp  lý,  kiểm  soát  môi trường nuôi tốt và quản lý trại đúng cách có thể giúp cải thiện miễn dịch heo và phòng ngừa bệnh.


Related news

Khi lợn chửa đẻ quá ngày Khi lợn chửa đẻ quá ngày

Thời gian mang thai của lợn biến động từ 102-128 ngày. Vượt quá giới hạn trên được gọi là lợn chửa đẻ quá ngày và tất cả những trường hợp có chửa vượt quá giới hạn đó đều cần phải can thiệp.

Tuesday. December 22nd, 2015
Hội chứng bệnh sốt sữa Hội chứng bệnh sốt sữa

1. Nguyên nhân: Sau khi đẻ heo nái tê liệt nằm một chỗ, vắt không ra sữa. Bệnh có thể do sót nhau, viêm vú, viêm tử cung hoặc do nái thiếu Canxi, năng lượng, thiếu Vitamin C.

Tuesday. December 22nd, 2015
Bệnh sán lá ruột lợn Bệnh sán lá ruột lợn

1. Nguyên nhân: Do một loại sán lá (nhân dân thường gọi là sán lá hạt hồng hay sán lá trầu) gây nên.

Tuesday. December 22nd, 2015
Bệnh lợn gạo, nguyên nhân và cách phòng trị Bệnh lợn gạo, nguyên nhân và cách phòng trị

1. Nguyên nhân: Do sán dây ở người gây ra. Trứng sán trong phân người nhiễm vào lợn qua đường tiêu hoá, phát triển thành ấu trùng nhiễm vào máu và cư trú ở mọi nơi như cơ, não và các cơ quan nội tạng (tim, phổi, gan...).

Tuesday. December 22nd, 2015
Bệnh bại liệt ở heo nái Bệnh bại liệt ở heo nái

Biểu hiện của bệnh bại liệt thường xảy ra trước và sau khi đẻ và hay gặp ở 2 chân sau.

Tuesday. December 22nd, 2015