Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Số Lưu Ý Trong Nuôi Cá Lồng Bè Mùa Lũ

Một Số Lưu Ý Trong Nuôi Cá Lồng Bè Mùa Lũ
Publish date: Tuesday. October 4th, 2011

Năm nay, lũ bất thường, nước sông Tiền, sông Hậu đang lên rất cao. Thêm vào đó, con nước ở những địa phương đầu nguồn từ An Giang sang Đồng Tháp cũng đã “vượt bờ”. Người nuôi thủy sản đang rất lo lắng…

Theo ông Phan Hữu Hội, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Tiền Giang, nước lũ tràn về sẽ gây nhiều thiệt hại cho bà con nuôi cá trong vùng lũ, bởi nước lũ sẽ cuốn trôi phèn, vật chất hữu cơ phân hủy, độc tố thuốc bảo vệ thực vật hòa vào dòng nước của các con sông, kênh rạch sẽ làm thay đổi đột ngột điều kiện môi trường (pH giảm, độ trong thấp), thậm chí ô nhiễm môi trường nước, từ đó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên cá nuôi bè. Mặt khác, lũ về cũng khiến cho mực nước trong các vùng nội đồng dâng cao gây ra hiện tượng tràn bờ, phá bờ, đặc biệt là gây ra áp lực phèn lên ao nuôi cá khi nước lũ mới xuất hiện, từ đó gây thất thoát hay tác động xấu lên cá nuôi.

Số liệu quan trắc môi trường nuôi thủy sản của Chi cục Thủy sản Tiền Giang tại các vùng nuôi thủy sản tập trung ven sông Tiền cho thấy, môi trường nước đã có những biến động xấu cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, cụ thể như chỉ tiêu BOD5 (nhu cầu oxy sinh học để phân hủy hết lượng vật chất lơ lửng trong nước) tại Hoà Hưng vượt gấp 1,83 lần giới hạn cho phép, tại đuôi cồn Tân Phong vượt gấp 1,5 lần, tại Thới Sơn vượt gấp 1,66 lần (giá trị giới hạn cho phép BOD5 nhỏ hơn 6 mg/l); chỉ tiêu Coliform (tổng số vi khuẩn trong nước) tại Hoà Hưng vượt gấp 4,4 lần giới hạn cho phép, tại Thới Sơn vượt gấp 1,88 lần (giá trị giới hạn cho phép của chỉ tiêu Coliform là nhỏ hơn 5.000MPN/100 ml).

Do đó, để hạn chế những thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản trong mùa lũ, bà con nuôi cá lồng bè cần chú ý: Tranh thủ thu hoạch nếu cá đạt cỡ thương phẩm. Nếu cá chưa tới cỡ thu hoạch cần chăm sóc kỹ, cho ăn đầy đủ, đúng liều lượng với những loại thức ăn viên công nghiệp có chất lượng. Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách trộn Vitamin C vào thức ăn, thường xuyên theo dõi sức khỏe của cá để có biện pháp xử lý kịp thời.

Rút kinh nghiệm tránh lũ các năm sau, bà con ương nuôi cá vùng thường xuyên ngập lũ cần tính toán thời gian nuôi và lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp để thu hoạch trước khi lũ về.

Lưu ý: Trong mùa lũ, bà con nuôi cá bè không nên thả giống do môi trường nước xấu nên tỷ lệ cá hao hụt sẽ rất cao.


Related news

Triển Khai Đề Án Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Triển Khai Đề Án Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp với UBND huyện Tân Hồng tổ chức triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, cán bộ nông nghiệp các xã, thị trấn; thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác đang hoạt động trên địa bàn huyện.

Monday. August 18th, 2014
Giá Bò Giống Tăng Và Nguồn Thức Ăn Của Bò Ít Dần Giá Bò Giống Tăng Và Nguồn Thức Ăn Của Bò Ít Dần

Tận dụng phụ phẩm từ vùng chuyên canh lúa, hoa màu (rơm, rạ, thân cây bắp...), để phát triển nghề nuôi bò vỗ béo là mô hình mang lại hiệu quả khá cao. Theo Trạm Thú y huyện Lấp Vò, trong vài năm trở lại đây, số đàn bò ở huyện không ngừng tăng lên. Hiện toàn huyện có gần 3.000 con bò.

Monday. August 18th, 2014
Hỗ Trợ Đồng Bào Khmer Thoát Nghèo Hỗ Trợ Đồng Bào Khmer Thoát Nghèo

Trong nhiều năm qua, các chính sách chăm lo cho hộ nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer nghèo luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ quan tâm.

Monday. August 18th, 2014
Ghi Nhận Từ Mô Hình Nuôi Chim Trĩ Ghi Nhận Từ Mô Hình Nuôi Chim Trĩ

Những năm gần đây, phong trào nuôi động vật hoang dã của người dân trên địa bàn tỉnh có chiều hướng phát triển. Cùng với các hộ dân nuôi chồn hương, nhím, dúi, heo rừng lai…, anh Đặng Quang Minh (ở thôn 1, xã Hòa Nam, huyện Di Linh) lại chọn cho mình một hướng đi khác, đó là nuôi chim trĩ. Bước đầu mô hình này đã và đang phát triển tốt.

Monday. August 18th, 2014
Phá Thế Độc Canh Nhờ Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Phá Thế Độc Canh Nhờ Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Lâu nay, nông dân ở xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương thường độc canh với những loại rau truyền thống tại địa phương nên phải chịu cảnh “Được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Nhiều hộ hiện nay đã mạnh dạn áp dụng sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phá thế độc canh trong nông nghiệp.

Monday. August 18th, 2014