Nâng Niu Giống Mới Cao Nguyên
Kết thúc năm 2014, Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng đạt được những kết quả đáng khích lệ trên nhiều phương diện, nhất là trong triển khai thực hiện các đề tài, dự án, mô hình khảo nghiệm và chuyển giao khoa học kỹ thuật tới người dân. Thành công đó đến từ nỗ lực lớn của 26 cán bộ, nhân viên Trung tâm với trách nhiệm cao, tạo thêm nhiều giống mới trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.
Khẳng định những kết quả đạt được, anh Giang Lộc Thăng, Giám đốc Trung tâm cho biết: Năm qua, tiếp tục được đánh giá là năm thành công của Trung tâm với việc tăng cường mối liên kết, xây dựng chương trình phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu chuyên sâu ở T.Ư, của tỉnh thực hiện thử nghiệm nhiều cây trồng mới vừa có giá trị kinh tế cao, vừa có đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt là khai thác được các lợi thế về khí hậu của 4 huyện vùng cao núi đá để triển khai nhân rộng cho người dân, trong đó chú trọng khai thác hiệu quả các giống cây trồng bản địa có lợi thế phát triển: Đã duy trì, bảo tồn 422 cây ăn quả đầu dòng gồm: Lê Đài Loan, Mận Tam hoa, Đào Vân Nam, Hồng không hạt; bảo tồn 30 dòng chè Shan để bảo tồn nguồn gen quý, phục vụ nhân giống cho chương trình phát triển chè của tỉnh. Phối hợp với Viện Dược liệu Việt Nam, Công ty TNHH Nam Dược thu thập, trồng và bảo tồn được trên 50 loài cây thuốc quý.
Trong thực hiện các dự án, đề tài, Trung tâm luôn chủ động, phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật - nông nghiệp miền núi phía Bắc hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống vô tính, trồng và chăm sóc vườn tập đoàn cây giống hoa hồng với diện tích 1.000m2; thực hiện cắt, giâm hom, ghép được trên 5.000 cây hoa hồng giống và phát triển sản xuất một số giống hoa hồng tại Đồng Văn; tiến hành sản xuất 20.000 cây giống Hồng không hạt tại thôn Thèn Phàng, xã Na Khê (Yên Minh) phục vụ cho dự án phát triển cây Hồng không hạt của huyện Yên Minh. Phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội thực hiện đề tài phát triển, gieo ươm 3.000 cây thuốc Hoàng Liên Ô Rô dưới tán rừng; xây dựng vườn giống bảo tồn 2.000 cây Hồ Đào.
Đặc biệt, trong năm 2014, thực hiện Chương trình thụ tinh nhân tạo bò của tỉnh,Trung tâm đã chăm sóc đàn bò giống để khai thác phục vụ nhu cầu của các huyện, trong năm cấp được 3.280 tinh đông viên cho các huyện Mèo Vạc, Bắc Mê, Quản Bạ, Yên Minh, Hoàng Su Phì, Xín Mần; thụ tinh nhân tạo cho 180 con bò cái giống trên địa bàn huyện Đồng Văn.
Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng cũng quan tâm đến lĩnh vực dịch vụ: Thường xuyên chăm sóc 1,7 ha hoa hồng; sản xuất được 4 ha ngô thương phẩm với sản lượng thu được là trên 10 tấn ngô hạt phục vụ cho việc nuôi 13 con lợn nái giống, qua đó cung ứng cho các huyện Đồng Văn, Yên Minh trên 100 con lợn giống; phát triển dịch vụ vận tải phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong và ngoài trung tâm; mở cửa hàng bán thuốc thú y, tư vấn phòng trừ, chữa bệnh gia súc, gia cầm cho người dân các vùng lân cận...
Với việc hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ do tỉnh và ngành Nông nghiệp - PTNT giao, bước sang năm mới Ất Mùi 2015, mong rằng Trung tâm sẽ tiếp tục giữ được uy tín, có lộ trình, kế hoạch trồng, khảo nghiệm thêm nhiều loại cây, con mới để ứng dụng vào sản xuất trên vùng Cao nguyên đá, góp phần cùng tỉnh thực hiện công tác XĐGN bền vững.
Related news
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm chứa tạp chất tỉnh Cà Mau, qua công tác rà soát và tuyên truyền vận động, trên 1.200 cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thuỷ sản trong tỉnh ký cam kết không thực hiện hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và không thu mua, sơ chế, vận chuyển, kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Ðồng thời, có trên 20 doanh nghiệp ký cam kết không thu mua, chế biến tôm có chứa tạp chất.
Đó là đề xuất của ông Lê Minh Trượng, giám đốc Công ty lương thực Sông Hậu, tại cuộc họp với lãnh đạo TP Cần Thơ về giải quyết hàng tồn kho ngày 19/6.
Hiền tính, dễ nuôi, phù hợp với điều kiện ở địa phương nên rắn ri tượng là loài động vật đang được người dân trong huyện U Minh lựa chọn để tạo thêm nguồn thu nhập, có không ít hộ giàu lên từ loài vật nuôi này. Hiện nay một số địa phương cũng hình thành tổ nuôi rắn, với quy mô hàng chục hộ liên kết nhau, số lượng rắn lên đến vài trăm con. Việc thành lập tổ nuôi rắn còn giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm và dễ tìm đầu ra với số lượng lớn, giúp người nuôi an tâm.
Tôm thẻ chân trắng rớt giá, dịch bệnh xuất hiện trên diện rộng, tôm xuất khẩu nhiễm dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline… Những vấn đề này hiện thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, người nuôi tôm trên cả nước.
Từ khi còn làm lái xe tắc-xi, rong ruổi khắp nơi, anh Nguyễn Ngọc Thức đã khát khao tìm được việc gì đó để có thể làm giàu trên quê hương mình. Sau một thời gian tìm hiểu, năm 2008, anh quyết tâm kinh doanh mô hình nuôi bồ câu Pháp. Ban đầu, với chút vốn liếng giành giụm được và sự hỗ trợ của gia đình, anh Thức mua 400 cặp bồ câu giống với giá 300.000 đồng/cặp về nuôi thử. Một thời gian sau, thấy có triển vọng, anh quyết định mở rộng kinh doanh, mạnh dạn vay vốn từ nhiều nguồn để phát triển con giống.