Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Một Số Loại Bệnh Nguy Hiểm Đối Với Lợn

Một Số Loại Bệnh Nguy Hiểm Đối Với Lợn
Publish date: Thursday. July 25th, 2013

Lợn là 1 loài ăn tạp, dễ nuôi, thuộc bộ guốc chẵn. Thức ăn chủ yếu là củ, quả, rau, cám, ngũ cốc, thịt, cá, trứng... Nói chung, hầu như không loại thức ăn nào mà lợn không ăn. Tuy nhiên, lợn sẽ rất dễ chết nếu mắc phải những bệnh sau đây.

Bệnh dịch tả lợn : Do 1 loài vi rut ( Pestis suis) gây ra; bệnh làm cho lợn mệt mỏi, khát nước, sốt 40 độ C, bỏ ăn. Bệnh không chữa được, người ta phải tiêm phòng từ lúc lợn 45 ngày tuổi. Đối với lợn nái phải tiêm phòng 2 lần /năm . hàng năm bệnh này làm chết 4 - 5 nghìn lợn ở nước ta.

Bệnh Tụ huyết trùng : Do loài vi trùng gram âm (Pasteurella multocida) gây ra; trường hợp cấp tính lợn kêu to vài tiếng rồi chết với bệnh tích xuất huyết toàn bộ các phủ tạng. Bẹnh có thể chữa được bằng kháng sinh( dòng Streptomicine), nếu chữa sớm thì khỏi sau 3 ngày. Bệnh này rất hay xảy ra ở nước ta với khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nhất là khi thời tiết chuyển sang mùa mưa. Hàng năm bệnh gây chết hàng chục nghìn lợn. Để phòng bệnh cần phải tiêm phòng 2 lần/1 năm.

Bệnh lợn đóng dấu: Do loài vi khuẩn gram dương( Erypelothric incidiosa) gây ra; lợn bị bệnh có những dấu (mầu hồng, đỏ) hình vuông, tròn, hình bình hành ngoài da (dân gian gọi là bị Quan ôn đóng dấu). Bệnh có thể chữa được bằng kháng sinh( dòng Penicilline). Bệnh này hiện nay ít có ở Việt nam hơn trước song vẫn nên tiêm phòng cho lợn.

Bệnh Phó thương hàn: Hay xảy ra ở lợn con, lợn choai do loài vi trùng gram âm( Salmonella sp) gây ra với triệu chứng ỉa chảy, tím tái .Bệnh có thể chữa bằng kháng sinh(dòng chloramphenicol). Hàng năm bênh gây chết hàng nghìn lợn ở nước ta.

Bốn bệnh trên đây được gọi là 4 bệnh đỏ của lợn(Đỏ ở đây có nghĩa là phải quan tâm, chú y, cảnh giác).

Bệnh Lở mồm long móng(LMLM): Bệnh do vi rút FMD gây ra với các triệu chứng lở loét ở mồm, lợi, các kẽ móng; lợn con rất dễ chết vì bệnh này. Bệnh chỉ gây trên các loài guốc chẵn ( Bò , lợn, dê...). Đây là dịch bệnh đại lưu hành lây lan rất nhanh, trên diện rộng, thiệt hại kinh tế khủng khiếp, là nỗi lo sợ của các nhà chăn nuôi trên thế giới.

Năm 2006 bệnh này đã gây thiệt hại lớn cho nước ta với 3 týp khác nhau ( typ O, typ A và typ Asia -1 ) Chính phủ, các địa phương đã chi hàng trăm tỷ đồng cho công tác dập dịch (nguyên tiền mua gần 6 triệu liều vắc xin đã hết hơn 50 tỷ). Nước ta đã phải lập chương trình Quốc gia phòng chống bệnh LMLM giai đoạn 2006-2010, với chi phí đến cả nghìn tỷ đồng .

Ngoài ra nước ta còn có những bệnh ở lợn khác như bệnh giả dại, bệnh suyễn lợn, bệnh phù đầu do E .coli, bệnh Lợn con ỉa phân trắng, bệnh xoắn khuẩn, bệnh sẩy thai truyên nhiễm...chưa kể các loại bệnh do ký sinh trùng gây ra.


Related news

Nuôi Heo Bằng Công Nghệ EM Đạt Hiệu Quả Cao Nuôi Heo Bằng Công Nghệ EM Đạt Hiệu Quả Cao

Gần đây trên địa bàn tỉnh ta một số bà con đã áp dụng công nghệ EM vào nuôi tôm sú thương phẩm và nuôi cá nước ngọt, nhiều hộ đã thành công vì đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời bảo vệ tốt môi trường. Hiện nay Trung tâm thông tin ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ đã xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm EM trong nuôi heo và đang cho kết quả khả quan. Chế phẩm EM (Effective Microoganisms) là tập hợp các loài vi sinh vật có ích gồm khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn và nấm mốc sống cộng sinh trong cùng môi trường. Chế phẩm EM bắt nguồn từ Nhật Bản, được chính thức đưa vào Việt Nam từ tháng 4/1997.

Sunday. January 1st, 2012
Nuôi Heo Trong “Phòng Lạnh” Nuôi Heo Trong “Phòng Lạnh”

Trước đây, Báo Vĩnh Long đã có thông tin về mô hình này, tuy nhiên đáp ứng yêu cầu của một số độc giả, phóng viên đã trở lại Trại chăn nuôi và phát triển heo giống cao sản siêu nạc Đại Á - thuộc ấp Lung Đồng, xã Phú Lộc- Tam Bình, gặp chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh- chủ trang trại này.

Sunday. January 1st, 2012
Bệnh Sinh Sản Heo Nái Bệnh Sinh Sản Heo Nái

Chăn nuôi heo là nghề truyền thống, thịt heo chiếm 70% tổng các loại thịt. Do nhu cầu tiêu thụ thịt trong nước đang tăng cao nhất là thịt heo nhiều nạc, nhưng dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và việc điều trị cũng khó khăn hơn trong đó có bệnh viêm tử cung ở heo nái sinh sản sau khi sanh.

Tuesday. January 4th, 2011
Không Dội Nước Lạnh Giảm Nóng Cho Heo Không Dội Nước Lạnh Giảm Nóng Cho Heo

Vào mùa hè nhiệt độ thường rất cao, heo thường hay có hiện tượng thở dốc. Có những hộ nuôi heo vì quá lo sợ heo bị nóng quá mà sinh bệnh nên đã dùng nước lạnh để dội cho heo với mong muốn sẽ giảm nóng cho heo, tuy nhiên họ không biết một điều rằng làm như vậy “lợi bất cập hại”.

Sunday. June 5th, 2011
Các Nguyên Tắc Phòng Bệnh Cho Heo Các Nguyên Tắc Phòng Bệnh Cho Heo

Nguyên tắc quan trọng trong chăn nuôi là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy muốn hạn chế được bệnh tật, đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao. Người chăn nuôi cần lưu ý những việc sau

Monday. August 29th, 2011