Một Số Đề Xuất Kỹ Thuật Nuôi Tôm Trong Tình Hình Dịch Bệnh Gan Tụy Hiện Nay
Tình hình dịch bệnh tôm nuôi hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm - Từ góc độ kỹ thuật và tổng kết kinh nghiệm thành công của các farm nuôi hiện nay ở Việt nam và một số quốc gia Châu Á cho thấy một số điểm cần lưu ý đối với kỹ thuật nuôi tôm hiện nay được ghi nhận thành công ở một số trại nuôi tại Việt nam, Indonesia và Thái Lan:
Hiện nay nhiều trang trại nuôi tôm đã và đang nghĩ đến các giải pháp công nghệ mới nhằm khắc phục dịch bệnh AHPNS (hay còn gọi EMS). Những công nghệ mới được nhắm đến là Công nghệ Bioflocs, Công nghệ nuôi 3 bước (three-phase farming technology hay còn gọi Hybrid farming technology), hoặc Công nghệ race-way trong nhà kín (green-house). Tuy nhiên, các công nghệ này nhằm vào việc thả mật độ cao vì vậy chỉ thích hợp với các trang trại có hạ tầng cơ sở và đầu tư trang thiết bị tốt và người nuôi phải có kiến thức kỹ thuật tốt, tay nghề cao.
Trong tình hình hiện nay đối với nghề nuôi tôm ở Việt nam và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì việc hiệu chỉnh các giải pháp kỹ thuật trên cơ sở nền công nghệ nuôi tôm sẵn có thiết nghĩ thiết thực hơn cho đại đa số trang trại nuôi nhỏ phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Các giải pháp kỹ thuật ghi nhận ở một số trang trại nuôi tôm thành công cho thấy các điểm lưu ý sau:
1) Trang trại nuôi tôm cách xa nhau giữa các trại – biệt lập lá lý tưởng nhất.
2) Ao nuôi phải giăng lưới màu đỏ để ngăn chim vào ao – vây lưới quanh bờ để ngăn cua còng, giáp xác.
3) Ao lắng và chứa nước: cần có diện tích ao lắng đủ lấy nước cho ao nuôi (ít nhất 30% tổng diện tích trại) - lắng nước ít nhất 3 tuần ở ao lắng, sau đó lấy 30-40% nước mặt của ao lắng để lọc vào ao nuôi.
4) Thả nuôi tôm ở mật độ thấp (tôm thẻ nên thả 60-80 con/m2, tôm sú nên thả 15- 20 con/m2)
5) Thả nuôi ở độ mặn thấp (5 đến 15 phần ngàn)
6) Nếu được thả giống cỡ lớn (PL24), nếu không thì giống PL15 phải đạt kích cỡ ≥ 1,2 cm.
7) Xử lý nước bằng các sản phẩm có uy tín và đạt chất lượng hiệu quả triệt trùng trước khi thả tôm nuôi.
8) Dùng các chê phẩm vi sinh và chất oxi hóa để xử lý đáy ao (sản phẩm phải có nguồn gốc, đạt chất lượng) kết hợp với Yuca hấp thụ ammonia để xử lý nước và đáy ao.
9) Dùng các vi sinh đường ruột trộn thức ăn để ngăn ngừa bệnh đường ruột.
10) Dùng các chất bổ sung dinh dưỡng (vitamin, khoáng, chất kích thích miễn dịch,....) để tăng sức đề kháng cho tôm.
11) Có thể thả ghép 4 kgs cá rô phi cho 1000 m2 ao tôm khi tôm đạt cỡ an toàn - chú ý xử lý kỹ cá rô phi trước khi thả.
Related news
Tính đến hết tháng 6/2013, diện tích tôm sú và tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại khoảng 23.938 ha, chiếm 4,2% tổng diện tích thả nuôi, bằng 65% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích tôm sú bị thiệt hại là 20.857 ha chiếm 3,8% diện tích thả nuôi, bằng 63,8% so với cùng kỳ 2012; tôm chân trắng là 3.081 ha chiếm 17,1% diện tích thả nuôi, bằng 124,9% so với cùng kỳ năm 2012.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An ngư dân đã thành lập được 159 Tổ hợp tác khai thác thủy sản trên biển với 1.113 tàu (trung bình 5-7 tàu/Tổ) có công suất máy chính từ 20CV trở lên;
Theo dự báo thời tiết thuỷ văn mùa mưa, bão, lũ năm nay diễn biến phức tạp, diện tích nuôi trồng thủy sản lại là vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng ngập úng lớn nhất, gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất.
Trong 10 năm trở lại đây, Nghệ An là tỉnh có nghề khai thác thủy sản phát triển với tốc độ nhanh nhất trong cả nước về số lượng phương tiện và công suất máy chính trên các tàu cá khai thác thủy sản xa bờ; Tổng số tàu ≥ 90CV là 1010 chiếc, công sut bình quân 232CV/chiếc; trong đó các nghề phát triển nhanh nhất là nghề lưới Chụp 4 sào và nghề lưới Vây.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 75% dân số sống bằng nông nghiệp và 70% lãnh thổ là nông thôn. Sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên các hộ cá thể, quy mô nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao và còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu.