Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Một số bệnh lý khi ấp trứng

Một số bệnh lý khi ấp trứng
Author: NCN
Publish date: Saturday. March 5th, 2016


1. Ấp trứng đã bảo quản lâu ngày:

Phôi của trứng ấp đã qua bảo 1uản lâu ngày phát triển chậm, gà nở muộn. Nhiều gà con đã mổ được vỏ nhưng không nở được, kéo dài thời gian nở, nở rải rác.

Gà con nở ra dính bết và bẩn do lòng trắng chưa tiêu thụ hết.

Nói chung gà con yếu, nặng bụng, tỷ lệ nuôi sống thấp.

2. Bệnh chân, cánh ngắn (Micromelia):


Phôi bị biến dị trầm trọng, do sự phát triển sụn, xương của tứ chi kém. Biểu hiện chân và cánh của phôi ngắn. Xương bàn chân cong và to. Xuơng ống ngắn và cong.

Một hiện tượng khác – đầu to, xương hàm và mỏ dưới ngắn, mỏ trên quặp xuống, lông không bông.

Phôi bị chết sớm, đôi khi phôi sưng mọng.

Nguyên nhân do thiếu dinh dưỡng trong trứng, do đàn gà sinh sản ăn thức ăn không cân đối đủ chất đạm, chất khoáng như mangan (Mn), kể cả vitamin như vitamin B2, vitamin H …

2. Bệnh khoèo chân (Perosit):

Biểu hiện các khớp xương nối đùi với xương ống chân và bàn chân bị sưng, gân bị trượt khỏi khớp.

Trường hợp này làm chân gà khoèo về một phía, gà hầu như không đi lại được, hoặc đi bằng khuỷu chân (gọi là đi bằng đầu gối). Cần loại bỏ những gà khoèo chân, không nên nuôi.

Nguyên nhân là đo thiếu chất khoáng – mangan (Mn), jạxit folic, vitamin H, niaxin, Bl2 trong thức ăn cho gà.

3. Bệnh động kinh (Atexia):


Gà con vừa nở ra có cử động hỗn loạn; đặc trưng nhất là ngả đầu về phía lưng, mặt ngửa lên trời, xoay quanh hình tròn, hoặc đầu gục vào bụng.

Nói chung thần kinh không điều khiển được quá trình vận động.

Gà không ăn uống được, kiệt sức và chết ngay trong 1-2 ngày đầu. Nguyên nhân của bệnh là thức ăn cho gà bố mẹ thiếu vitamin như vitamin H, B2, B] và chất khoáng mangan (Mn).

4. Bệnh bết dính khi nở:

Hiện tượng này thường xuyên xảy ra khi gà bắt đầu mổ vỏ. Lỗ vỏ trứng mà gà vừa mổ tràn ra một chất lỏng dính màu vàng và khô rất nhanh, làm bịt kín mũi và mỏ của gà con làm gà chết ngạt.

Một số trường hợp lỗ vỏ trứng rộng to, gà nở được nhưng chất lỏng nhầy này làm lông dính bết, có khi dính cả vỏ trứng, làm gà không cử động được.

Nguyên nhân là thức ăn cho gà bố mẹ thiếu vitamin nhóm B, nhất là B2 và vitamin H nhưng lại thừa chất đạm (protein) động vật.


Related news

Gà H’Mông Gà H’Mông

Gà H’Mông hay còn gọi là gà Mông, gà Mông đen hay gà Mèo là một giống gà nội địa của Việt Nam có nguồn gốc ở miền núi phía Bắc, được dân tộc H’Mông nuôi thả quảng canh, chúng nuôi giữ giống gốc là một trong những giống gà đặc sản. Giống gà H’Mông là giống gà quý hiếm, có đặc điểm là thịt đen, xương đen, hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt chắc và thơm ngon vào bậc nhất trong các giống gà ở Việt Nam hiện nay. Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, người tộc H’Mông còn nấu cao để bồi bổ sức khỏe. Hiện nay gà H’Mông thương phẩm được coi là món ăn đặc sản.

Friday. March 4th, 2016
Kỹ thuật chăn nuôi gà thương phẩm giống thịt Kỹ thuật chăn nuôi gà thương phẩm giống thịt

Kỹ thuật trong việc chăn nuôi là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng, sự phát triển của gà, đặc biệt gà thương phẩm giống thì mọi kỹ thuật, khâu chuẩn bị chuồng trại cho tới thức ăn lại càng được quan tâm nhiều. Hiện nay có rất nhiều loại giống gà thương phẩm cho năng suất kinh tế cao như gà nòi, gà sao, gà hồ…mỗi loại mang đặc trưng và hiệu quả kinh tế khác nhau.

Saturday. March 5th, 2016
Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà

Đây là bệnh viêm hoại tử niêm mạc ruột do vi khuẩn Clostrium perfringens typ C (Gram +) gây ra ở gà thuộc mọi hình thức chăn nuôi. Ở trong các trường hợp cấp tính phân lập được vi khuẩn yếm khí Clostrium perfringens sinh độc tố α, β, y- toxin. Bào tử vi khuẩn là loại chịu nhiệt, có thể sống trong nước sôi trong vòng 2 giờ.

Saturday. March 5th, 2016