Một Số Bài Thuốc Chữa Lở Mồm Long Móng

Bệnh lở mồm long móng là một bệnh do virut gây nên, do đó việc điều trị chủ yếu là chữa triệu chứng. Mục đích của việc này là làm cho các vết thương mau lành, đề phòng nhiễm trùng kế phát gây ra những biến chứng có thể nguy hiểm tới tính mạng gia súc.
+ Chữa miệng: rửa miệng con vật ốm bằng dung dịch formol 1% hay axit axetic 2%, thuốc đỏ 1%, axit xitric 1%, phèn chua 1%. Dùng các quả chua như khế, chanh giã nát vắt lấy nước cho thêm ít muối. Dùng vải mỏng thấm nước vắt này trà sát nhiều lần trong má, hàm trên lợi ngày 2-3 lần, trà sát như vậy trong 4-5 ngày. Có thể dùng bã khế, múi chanh cho con vật nhai.
+ Chữa móng: rửa thật sạch chân bằng nước muối 10% hoặc nước lá chát như lá sim, lá ổi, lá chè tươi… hoặc nước thuốc tím, phèn chua, dấm ăn.
Bôi các chất sát trùng hút mủ, chóng lên da non như bột than xoan trộn với dầu lạc, diêm sinh, băng phiến.
Đề phòng ruồi, nhặng đẻ trứng vào kẽ móng bằng cách đắp thuốc lào, băng phiến vào vết thương.
+ Chữa vú: Tô mộc và trầu không hai lượng bằng nhau.
Tô mộc chẻ nhỏ sắc kỹ lấy nước, sau đó cho trầu không thái nhỏ vào nước tô mộc đun tiếp, gạn lấy nước để rửa mụn loét ở vú.
Sau khi rửa sạch vết loét bằng các dung dịch trên, có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau đây để bôi vào vết loét.
Bài 1:
Nước lá ổi sắc đặc 500ml
Phèn xanh50g
Nghệ 100g
Bột Sulfamid150g
Phèn xanh, nghệ rửa sạch, giã nhỏ, lá ổi rửa sạch sắc lấy nước. Hòa phèn xanh, nghệ với nước lá ổi bôi vào vết loét. Sau đó rắc bột sulfamid vào.
Bài 2:
Than xoan50g
Nghệ 50g
Tỏi50g
Dỗu lạc200g
Lá đào50g
Giã nhỏ than xoan, lá đào, nghệ, tỏi rồi hòa tất cả với dầu lạc để bôi vào mụn loét cho súc vật hàng ngày.
Bài 3:
Hoàng bá chẻ nhỏ, sắc lấy nước đặc, chà sát vào mồm, lưỡi gia súc bị bệnh. Ngày 2-3 lần.
+ Với các mụn loét ở vú: có thể bôi các dung dịch sát trùng nhẹ như xử lý mụn loét ở miệng.
+ Kết hợp điều trị triệu chứng và thuốc bổ trợ.
- Gia súc có biến chứng viêm ruột cần thiết dùng các loại kháng sinh điều trị viêm ruột như: Bisepton, Streotomycin, Sulfaguanidin hoặc lá ổi, lá sim, hồng xiêm…
- Thuốc bổ trợ: Vitamin B1, B Complex, vitamin C, Cafein, long não, Spactein.
Related news

Chỉ cần gửi tin nhắn KTND (kiểm tra nhiệt độ) qua điện thoại di động, sau giây lát, hệ thống cảm biến điện tự động cập nhật đầy đủ các thông số trong chuồng lon

Để phòng tránh dịch bệnh tai xanh tái bùng phát và phát triển chăn nuôi ổn định, bà con cần chú ý một số việc như sau:

Hiện nay, dịch heo tai xanh đang bùng phát mạnh ở một số tỉnh khu vực Nam Bộ và chưa thấy dấu hiệu dừng lại làm bà con chăn nuôi nhất là bà con chăn nuôi

Phòng chống dịch bệnh trên đàn heo trong tình hình nắng nóng, nước mặn hiện nay là rất cần thiết, ảnh hưởng tới sự tăng trọng và khả năng đề kháng của heo

Vi rút gây bệnh có cấu trúc ARN thuộc giống Arterivi rút, họ Arteriviridae, bộ Nidovirales