Một Ngày Ở Cù Lao Long Trị
Những ngày cuối năm , tôi có dịp theo đoàn làm phim “ Nhịp sống đô thị” của Đài Phát thanh-Truyền hình Trà Vinh sang cù lao Long Trị xã Long Đức để phản ánh nhịp sống ở một phần đất của thành phố Trà Vinh nằm giữa dòng Cổ Chiên.
Cù lao long Trị có dơn vị hành chính là ấp Long Trị thuộc xã Long Đức thành phố trà vinh với diện tích tự nhiên gần 200 hecta, trãi dài khoảng 7 cây số giữa dòng sông Cổ Chiên, cách đất liền thành phố Trà Vinh trên dưới 1 cây số. Cù lao Long Trị nằm trong một chuỗi cù lao nằm giữa dòng cổ chiên do tạo hóa ban tặng mà ngành du lịch địa phương đang có kế hoạch hình thành một tuyến du lịch sinh thái, sông nước, một loại hình du lịch đang thịnh hành.
Nếu thành phố Trà Vinh tự hào vì có trên 300 năm hình thành và phát triển thì vùng đất cù lao Long trị cũng có ngần ấy thời gian lịch sử của quê hương.
Từ đất liền tại ấp Vĩnh Yên xã Long Đức, cứ mổi một giờ đồng hồ là có một chuyến phà về cù lao Long Trị, vậy mà cũng rất đông khách. Cùng chuyến phà hôm ấy với chúng tôi cũng ngót nghét trên 50 khách bộ hành. Điều ấy cho thấy, việc giao lưu giữa cù lao Long Trị và đất liền cũng khá sôi động. Chủ phà cho biết khách thường xuyên nhất là những người sống bằng nghề mua bán hàng rong. Nói là nghề mua bán hàng rong nhưng bây giờ không tay bưng, vai gánh nữa mà được trang bị xe máy, xe thồ hẳn hoi. Chi Trương Thị Linh, đứng gần bên tôi, tay vẫn luôn giữ chiếc xe thồ chở đầy những thứ hàng bông như sợ sống làm ngã. Chị Linh cho biết, trước đây, gia đình chị sau mùa ruộng là làm thêm nghề lưới cá út. Sống bằng nghề hạ bạc nên phải rài đây mai đó theo đàn cá không có dịp chăm sóc tốt con cái. Bây giờ cả hai vợ chồng chuyễn nghề. Chồng vừa chay xe ôm, vừa thu mua cá tép ở địa phương để chị mang ra các dựa ở đất liền bán, rồi mua đồ hàng bông mang về cù lao bán lại.
Gần 20 phút rời đất liền, chiếc phà cập bến Long Trị, có hơn chục bác tài xe ôm xuống tận mũi phà mời khách. Trong số ấy, hình như chỉ có 4 bác tài mai mắn có khách là đoàn chúng tôi. Một bác tài đưa cho tôi chiếc nón bảo hiểm vừa nói “ Chạy xe ôm ở bến này bây giờ ế ẩm lắm. Hầu như ở ấp Long Trị này nhà nào cũng có xe gắn máy. Thậm chí có gia đình có đến vài chiếc xe gắn máy “. Mới nghe ở xứ cù lao, lâu nay người dân chỉ quen đi xuồng bây giờ ai cũng tậu xe gắn máy nghe giật mình nhưng đó là thực tê bởi đường giao thông bây giờ ở cù lao Long Trị có thua vì đất liền. Trục lộ giao thông chính của ấp được lót dal chiều ngang 2 mét rưởi chạy suốt cù lao do Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hệ thống điện lưới quốc vươn dài, phủ khắp đã tạo nên diện mạo nông thôn mới trên xứ cù lao, xóa đi cái mặt cảm tự ti vùng cù lao xa xôi trong lòng người dân Long Trị. Hai bên trục lộ giao thông nhà tường, nhà ngói thi nhau mọc lên chẳng khác những hẻm phô ở các phường nội ô.
Cù lao Long Trị có 200 hộ dân nhưng cù lao chưa có chơ. Phần lớn các vật dụng thông thường phục vụ sinh hoạt ăn uống gia đình ở đây là được mua từ bạn hàng mang về từ đất liền. Phà vừa cập bến, những người bạn hàng bông đã có khách chờ đón mua hàng. Và cứ thế, từ bến phà, đến dưới một bóng cây ven đường hay góc sân nhà ai đó cũng có thể biến thành phiên chợ quê bất đắc dĩ. Người láy xe ôm chở tôi cho biết, tuy là bán hàng rong nhưng nếu mua để tổ chức một tiệc nho nhỏ như lể giổ chẳng hạn cũng không hiếu thứ gì.
Tôi còn nhớ cách đây 04 năn tôi có dịp đến cù lao Long Trị, khi ấy xung quanh cù lao bao phủ bởi dãy bần khá dày, có đoạn rừng bần dày đến vài chục mét. Bây giờ, hầu như dãy rừng bần phòng hộ đã bị nước cuốn trôi gần hết. Nước sông đã lấn gần đến trục lộ giao thông chính của cù lao. Ngay trung tâm Giáo dưởng thuộc sở Lao động -Thương & Xã hội Tra Vinh đóng trên cù lao, sông đã lấn đến tận nhà làm việc, người ta phải làm bờ kè. Mí đây, thành phố Trà Vinh quyết định đầu tư trên 4 tỷ đồng làm đê bao chống triều cường và sạt lở bảo vệ hoa màu, cây trái, diện tích nuôi trồng thủy sản và khu dân cư trên cù lao Long Trị, người dân ở đây ai cũng mừng.
Giữa cù lao, chúng tôi gặp được người quen, Bác ba Điều, trước đây có thời gian dài ông làm Trương ban nhân dân ấp, rồi Bí thư chi bộ ấp Long Trị. Gặp lại chúng tôi lần này , Bác ba Điều kheo rằng “ Bây giờ dân cù lao Long Trị sướng rồi . Nhà nước dầu tư xây dựng ở đây dữ lắm”
Bác ba Điều đưa chúng tôi đế thăm công trình xây dựng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Long Trị. Trường học được xây dựng trên diện tích 3.900 m2 gồm 12 phòng học, sân chơi và các công trình phụ trợ khác…. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng là 7 tỉ đồng, do Tổng Công ty Lương thực Miền Nam và Ngân hàng Đầu tư phát triển chi nhánh phía Nam hỗ trợ. Trường học này tạo điều kiện cho gần 200 học sinh ở vùng đất cù lao Long Trị vào học, khắc phục tình trạng các em học sinh phải vượt sông để sang đất liền đi học.
Cù lao Long Trị được xem là tiêu biểu cho hệ sinh thái vùng nước lợ bởi nửa năm nước ngọt, nửa năm bị xâm nhập mặn của tỉnh. Theo những người cao niên sống ở cù lao cho biết , ngày xưa trên cù lao có rát nhiều cây bàng nên người ta gọi là cồn Bàng. Ngoài cây bàng còn xen lẫn với những chủng loài thực vật đặc hữu vùng bị xâm nhập mặn như bần, dừa nước, cùng nhiều loài chim muông. Sau năm 1975, Cồn Bàng có tên mới là Long Trị. Ngày nay, trên cù lao Long Trị ngoài ruộng lúa và cây dừa truyền thống người dân còn trồng trên 30 héc ta vườn cây ăn trái như nhản, xoài, bưởi..Những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh Trà Vinh đã khai thác du lịch ở cù lao Long Trị như một khu dịch sinh thái, đã đưa vào tổ chức các tour du lịch từ khu du lịch văn hoá Ao Bà Om đến khu di tích lịch sử đền thờ Hồ Chí Minh và khu lịch sinh thái cù lao Long Trị.
Người láy xe ôm chở tôi hôm ấy còn cho biết, nghề chạy xe ôm trên cù lao này cũng khi trồi, khi sục. Hôm nào gặp khách du lịch bao trọn ngày chở đi tham quan cù lao thì coi như trúng lớn. Theo lời người bác tài thì đến cù lao Long Trị ngoài ngấm cảnh sông nước, vườn cây ăn trái, hít thở không khí trong lành, cù lao còn nổi tiếng bởi quán hải sản của bà tư Cúc với đặc sản cá bông lau nấu canh chua bần. Không chỉ dừng lại với nghề đầu bếp độc đáo cả vùng Tây Nam bộ qua hôi thi ẩm thực, bà tư Cúc còn thành công trong việc sản xuất ra bột bần phục vụ các bà nội trợ, các loại mức, nước giải khác từ trái bần, một loại trái hoang dã của quê hương. Bà là người đầu tiên làm nên thương hiệu từ trái bần và đưa trái bần bay xa. Hiện sản phẩm từ trái bần do bà tư Cúc sản xuất mang thương hiệu Thủy Tiên, tên một cù lao nhỏ thuộc ấp Long trị có mặt khắp thị trường trong nước và ở các khu vực người Việt ở Canada, Đức..
Vì theo kịch bản, đoàn làm phim phải ghi được cảnh bình minh nên chúng tôi quyết định ở lại đêm trên cù lao Long Trị. Thật bất ngờ đêm cù lao Long Trị vẫn có đèn đường sáng rực ở những khu vực đông dân cư. Hình ảnh những chiếc đuốc lá dừa bập bùng trong đêm, một hình ảnh đặc trưng của vùng quê sông nước giờ ở cù lao Long Trị đã trở thành kỷ nệm. Đêm cù lao Long Trị vẫn có những quán cà phê nhạc, những tụ điểm Karaokê, hát với nhau. Trong từng căn nhà giọng phát thanh viên từ những chiếc ti vi đưa đến với mọi người dân những sự kiện thời sự khắp mọi miền đất nức và cả tin thế giới như giúp cho đường dài thêm ngắn lại, tình người thêm bay xa.
Và tất nhiên, đêm về, cù lao không thiếu tiếng sóng vỗ bờ. Chúng tôi ngồi thật lâu ngoài bờ bao nhìn ra những cây bần có vô số con đom đóm đang lập lòe như những cây thông noel trong mùa Giáng sinh, rồi nhìn ra dòng sông , nơi có những ánh đèn của ghe đáy, ghe câu, đang lắc lư theo từng cơn sóng. Đêm chúng tôi không thấy rỏ, nhưng đón rằng những chiếc thuyền của những người sống bằng nghề hạ bạc đang chồng chành giữa sông nước mênh mông, trong cái màn đêm vô tận, để sáng mai ra có những bữa cá tươi cho mọi người.
Nhìn về phía đất liền những ánh đèn của các nhà máy, cơ sở sản xuất ở khu công nghiệp Long Đức rực rở, soi mình dưới bóng nước.
Đêm cù lao dể đi vào giấc ngũ. 4 giờ sáng chuông điện thoại báo thức. Bây giờ là nước lớn, vài tiếng ghe máy đang chạy rồi vụt tắc, tiếng dầm khua ở bến sông, thì ra, những chiếc ghe cá đã về bến để kịp buổi chợ sớm bên đất liền.
Chúng tôi, chuẩn bị mọi thứ để ghi hình cảnh bình minh. Chắc có lẽ ở thành phố Trà Vinh, cù lao Long Trị là nơi đón bình minh sớm nhất. Mặt trời hồng chiếu những tia nắng đầu tiên xuống dòng sông, xuống cù lao. Chiếc phà Long Trị nổ máy, những con cò trắng trên những tàu dừa nước giật mình tỉnh giấc sau một đêm dài ngũ quên, vỗ cánh bay vụt lên bầu trời, rồi lượn vòng xuống gần sát mặt sông trong cái ấm áp của ánh bình minh. Chúng tôi tạm chia tay cù lao Long Trị
Related news
Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), vụ 1.2014 toàn huyện thả nuôi tôm trên diện tích hơn 962/972 ha, trong đó có 90 ha nuôi thâm canh, bán thâm canh thả giống tôm thẻ chân trắng (TTCT), diện tích còn lại nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến, nuôi tôm ghép với các đối tượng thủy sản khác.
Nếu như các năm trước, vào tháng 6, đến Bàu Nghè, nhiều người không muốn về bởi cảnh sắc vùng sen này níu giữ, thì năm nay, trên đồng sen không một bóng người, hồ nào cũng chỉ lơ thơ một ít cọng sen còn nguyên lá, đủ để người ta nhận ra đó là nơi trồng sen. Lội cả cánh đồng sen cũng chỉ tìm được vài bông.
Tái cơ cấu là yêu cầu bắt buộc để chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh, nhanh bền vững, hướng tới mục tiêu có sản phẩm ở các thị trường ngoại tỉnh, xây dựng thương hiệu chăn nuôi Phú Thọ với những tiêu chí, phẩm cấp riêng như theo quy trình VietGAP, Global GAP.... Vậy đâu là những giải pháp để có thể đạt được mục tiêu đề ra ?
Với mức giá này, nông dân lãi 15 triệu đồng/công, tăng gấp 3 lần so với trồng lúa và các loại màu khác. Tuy nhiên, hiện tại, giá khoai cao chỉ còn 6.000 đồng/kg, trừ chi phí, còn lãi khoảng 5 triệu đồng/công, thấp hơn năm ngoái khoảng 10 triệu đồng/công.
Vùng đất Châu Bình (Giồng Trôm - Bến Tre) là nơi có trái dừa nổi tiếng về chất lượng, nhà vườn được tập huấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nâng cao sản lượng dừa; kỹ thuật trồng xen, nuôi xen, nâng thu nhập trên cùng một diện tích; tổ chức lại sản xuất, giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn.