Một Mô Hình Kinh Tế Vườn Hiệu Quả

Anh Đàm Đức Thuận, thôn Ngòi Xanh 2, xã Phú Lâm (Yên Sơn) trước đây có hơn 1,2 ha đất chân ruộng cao cấy lúa và trồng cây rau màu nhưng không hiệu quả kinh tế. Năm 2002, anh đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng cách đưa 100 cây bưởi diễn và 50 cây cam đường về trồng thử.
Năm 2006, vụ bưởi và cam đầu tiên, anh bán được trên 10 triệu đồng. Thấy hiệu quả, anh đã mở rộng diện tích trồng cây ăn quả lên hơn 3 ha với 400 cây bưởi diễn, 150 cam. Hiện nay có hơn 300 cây bưởi và cam đã cho thu hoạch. Vụ bưởi và cam năm 2012, trừ các khoản chi phí, anh Thuận còn lãi 170 triệu đồng. Vào vụ chăm sóc vườn cây ăn quả và thu hoạch, anh Thuận còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 5 lao động là đoàn viên thanh niên trong thôn.
Ông Phan Đức Hòa, Chủ tịch UBND xã Phú Lâm nhận xét, anh Thuận là một đoàn viên trẻ năng động, dám nghĩ, dám làm là người đầu tiên đưa cây bưởi về vùng đất chè Phú Lâm và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là mô hình được nhiều đoàn viên thanh niên trong xã học tập. Dự định trong năm tới, anh Thuận sẽ trồng thêm 100 gốc bưởi Soi Hà. Hiện nay, anh đã nhận cung cấp hơn 400 cành bưởi, cam và chia sẻ kinh nghiệm trồng cây ăn quả cho nhiều hộ dân trong xã Phú Lâm và ở các xã lân cận như Kim Phú, Mỹ Bằng, Nhữ Hán...
Related news

Thời gian qua, bệnh đốm trắng trên thanh long diễn biến phức tạp, gây lo lắng cho người trồng thanh long. Đặc biệt, trong lúc giá thanh long diễn biến chưa thuận lợi, tình trạng bệnh đốm trắng gây hại thanh long xảy ra trên diện rộng càng gây khó khăn cho người trồng.

Tơ Hồng Đô (Thiệu Hóa) từng dệt nên thương hiệu dân gian cho cả một vùng đất, nhưng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu nơi đây cũng lắm thăng trầm. Có thời kỳ do đầu ra của sản phẩm không ổn định nên nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu ở Thiệu Đô tưởng chừng như mai một.

Để khai thác thêm giá trị trên một héc-ta nuôi trồng thủy sản, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Hoằng Hóa và xã Hoằng Yến, các vụ nuôi tôm vừa qua, nhiều chủ đồng đã phá thế độc canh tôm sú bằng cách nuôi xen canh hoặc luân canh đa thời vụ các đối tượng như tôm rảo, cua, cá và đưa một số đối tượng mới vào thả nuôi.

Hiện cây mía vào cuối giai đoạn đẻ nhánh, chuyển sang thời kỳ vươn lóng, quyết định đến năng suất từng ruộng mía, huyện đang chỉ đạo các HTX dịch vụ nông nghiệp cân đối nhu cầu phân bón, đấu mối với các doanh nghiệp để cung ứng kịp thời cho việc chăm sóc mía của bà con nông dân.

Những năm qua, mô hình kinh tế trang trại ở các địa phương trong tỉnh có bước phát triển khá, góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, hỗ trợ đắc lực cho các địa phương thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.