Mồng tơi tốt cho người có mỡ và đường máu cao
Mồng tơi là loại rau được sử dụng làm thuốc từ lâu đời
Mồng tơi có tên khoa học là Basella alba L, đây là một loại cây dây leo phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Do có đặc tính phân bổ sinh thái ở các vùng nhiệt đới nóng ẩm nên ta có thể bắt gặp nó ở một số nơi như: Ấn Độ, châu Phi, Philippines và các nước Đông Nam Á khác. Bộ phận lá và đọt thân còn non của cây mồng tơi thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày hoặc được dùng để làm thực phẩm bổ dưỡng nhằm hỗ trợ và điều trị một số bệnh thông thường.
Mồng tơi là loại rau được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Theo đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc; tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc…; chữa đại tiện xuất huyết, tiểu tiện không thông, tiểu rắt, kiết lỵ, ban chẩn, đinh sang...
Cả đông và tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận trường. Các nghiên cứu còn cho thấy nó giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường máu cao. Ngoài việc sử dụng trong bữa ăn hằng ngày, rau mồng tơi còn được dùng trong một số bài thuốc chữa táo bón, đại tiện xuất huyết kinh niên, tiểu tiện không thông, tiểu rắt, chứng ngực bồn chồn, cầm máu và giúp vết thương mau lành. Dân gian thường dùng mồng tơi làm rau ăn cho mát và chống táo bón. Một số nơi còn dùng quả mồng tơi để nhuộm các loại mứt.
Rau mồng tơi khá dồi dào vitamin và khoáng chất. Nổi bật nhất là hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Đây đều là những yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng cũng như có giá trị trong một số vấn đề về sức khỏe.
Cụ thể, nó là thực phẩm có lợi cho những người thiếu máu như: người cao tuổi, suy nhược. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai thì nó vô cùng hữu ích, vì để hình thành một cơ thể sống hoàn thiện đòi hỏi người mẹ phải cung cấp các vi chất cần thiết để hạn chế những khuyết tật cho bé trong quá trình thai sản.
Do đó, việc sử dụng những thực phẩm giàu vi lượng là việc làm vô cùng ý nghĩa đối với các bà mẹ. Không những vậy, rau mồng tơi còn giúp cho quá trình sinh đẻ được diễn ra thuận lợi hơn, sản phụ sẽ đỡ đau hơn trong quá trình co bóp tử cung, giúp hạn chế được những can thiệp ngoại khoa không mong muốn. Đồng thời, việc dùng cho phụ nữ sau khi sinh cũng rất tốt vì nó cũng có tác dụng giúp cho người mẹ vừa lợi sữa vừa bổ máu.
Các nhà dinh dưỡng học cũng thấy rằng, việc sử dụng rau mồng tơi vào cơ thể sinh ra rất ít năng lượng và chất béo, nhưng ngược lại trong nó có chứa rất nhiều những yếu tố dinh dưỡng khác. Do đó, đây là một trong những món ăn được khuyến nghị dành cho người béo phì, cũng như những bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc những người bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận trường, giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Chọn vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ có thể dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống da thô ráp.
Related news
Gần đây, xu hướng trồng rau bằng thùng xốp ở khu vực nội thành đang rộ lên do chất lượng rau, củ, quả ngoài chợ không đảm bảo. Dưới đây là những kỹ năng trồng cây rau mùng tơi cơ bản nhất.
Mồng tơi hay mùng tơi có tên khoa học là Basella alba L., thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae). Đây là loại cây dây leo quấn, mập và nhớt, sống hàng năm hay hai năm. Lá dày hình tim, mọc xen, đơn, nguyên, có cuống.
Mồng tơi không chỉ là loại rau xanh phổ biến và quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày, rau mùng tơi còn được biết đến có tác dụng thanh nhiệt trong mùa hè nóng bức. Bởi vậy, lời khuyên hữu ích cho mỗi gia đình nên trồng rau mùng tơi tại nhà để sử dụng nguồn rau bổ ích này.